Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Áp dụng quy định pháp luật nào đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định thế nào?
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 121 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Theo như quy định trên thì các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yêu tố nước ngoài tại Việt Nam sẽ được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Người nước ngoài trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam sẽ được hưởng các quyền và có các nghĩa vụ tương tự như công dân Việt Nam, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với công dân Việt Nam trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài cũng sẽ được nhà nước ta bảo hộ theo quy định của pháp luật nước ta và pháp luật của nước sở tại và tập quán quốc tế.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Áp dụng quy định pháp luật nào đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ vào Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
Theo đó, quy định về hôn nhân và gia đình của nước ta sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Nếu như điều ước quốc tế mà nước ta tham gia có quy định khác với pháp luật nước ta thì sẽ áp dụng điều ước quốc tế.
Nếu như quy định của nước ta có dẫn chiếu đến việc áp dụng quy định pháp luật của nước ngoài thì sẽ áp dụng quy định của nước ngoài để giải quyết vấn đề trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?
- Đã có kế hoạch sơ kết 1 năm thực hiện Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục TP HCM 2024?
- Bài tuyên truyền về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024? Bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?