Bảng giá đất tỉnh Yên Bái dùng làm căn cứ áp dụng trong những trường hợp nào? Cách xác định loại xã, loại đô thị, khu vực và vị trí đất trong bảng giá đất tỉnh Yên Bái?
Bảng giá đất tỉnh Yên Bái dùng làm căn cứ áp dụng trong những trường hợp nào?
Theo Điều 1 Quy định bàn hành kèm theo Quyết định 28/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quy định bảng giá đất tỉnh Yên bái được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính thuế sử dụng đất;
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất;
- Tính tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp;
- Tính tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
- Tính tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đối với người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước.
Bảng giá đất tỉnh Yên Bái 2020 - 2024
Xác định loại xã, loại đô thị và khu vực trong bảng giá đất tỉnh Yên Bái?
Bảng giá đất tỉnh Yên Bái được xây dựng bao gồm các loại đất sau đây: đất nông nghiệp; đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn.
Theo Điều 3, Điều 4 Quy định bàn hành kèm theo Quyết định 28/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quy định cách xác định loại xã, loại đô thị và khu vực trong bảng giá đất tỉnh Yên Bái như sau:
- Toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái là loại xã miền núi;
- Đối với đất nông nghiệp tại các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái được xác định như tại các xã (là loại xã miền núi).
- Tỉnh Yên Bái có 03 loại đô thị: Thành phố Yên Bái là đô thị loại III; thị xã Nghĩa Lộ là đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện là đô thị loại V.
- Bàng giá đất tỉnh Yên Bái bao gồm 2 khu vực:
+ Khu vực 1: Là các thửa đất tiếp giáp đường giao thông đường bộ, có khả năng sinh lợi cao nhất và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, bao gồm tất cả các thửa đất thuộc vị trí 1 theo quy định này.
+ Khu vực 2: Là khu vực còn lại trong địa giới hành chính xã, bao gồm các thửa đất không thuộc vị trí 1 theo quy định này.
Xác định vị trí đất trong bảng giá đất tỉnh Yên Bái?
Căn cứ Điều 5 Quy định bàn hành kèm theo Quyết định 28/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quy định cách xác định vị trí đất trong bảng giá đất tỉnh Yên Bái như sau:
(1) Đối với đất nông nghiệp:
- Vị trí 1:
Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đó đến ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng của nơi cư trú của cộng đồng dân cư gần nhất không vượt quá 1.000 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến giữa cổng chính của chợ hoặc điểm tiêu thụ nông sản tập trung không vượt quá 600 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến tim đường giao thông đường bộ, ranh giới bến bãi đường thủy, ranh giới bến bãi đường bộ, cổng chính ga tàu không vượt quá 500 m.
- Vị trí 2:
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng của nơi cư trú của cộng đồng dân cư gần nhất từ trên 1.000 m đến 2.000 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến giữa cổng chính của chợ hoặc điểm tiêu thụ nông sản tập trung từ trên 600 m đến 1.000 m;
+ Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến tim đường giao thông đường bộ, ranh giới bến bãi đường thủy, ranh giới bến bãi đường bộ, cổng ga tàu từ trên 500 m đến 1.000 m.
- Vị trí 3: Gồm những thửa đất không thuộc vị trí 1, vị trí 2.
(2) Đối với đất phi nông nghiệp:
- Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất có ít nhất một cạnh thửa tiếp giáp chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính.
+ Đối với thửa đất không tiếp giáp với chỉ giới hành lang đường vì bị ngăn cách bởi suối, kênh, mương và thủy hệ khác nhưng người sử dụng đất vẫn khai thác được thuận lợi của vị trí 1 thì khi xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất được áp dụng hệ số bằng 0,9 lần giá đất vị trí 1 trong bảng giá; chiều sâu thửa đất vẫn tính từ chỉ giới hành lang đường giao thông chính.
+ Thửa đất tiếp giáp với chỉ giới hành lang bảo vệ cầu, cống và các công trình giao thông khác mà chỉ giới hành lang bảo vệ các công trình đó không trùng với chỉ giới hành lang bảo vệ đường giao thông chính thì không được xác định là vị trí 1.
+ Thửa đất phi nông nghiệp trong phạm vi cách chỉ giới hành lang đường không quá 20m, không tiếp giáp với chỉ giới hành lang đường vì ngăn cách bởi thửa đất nông nghiệp của cùng một chủ sử dụng thì khi xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất được áp dụng hệ số bằng 0,9 lần giá đất vị trí 1 trong bảng giá. Phần diện tích theo chiều sâu trên 20m tính từ chỉ giới hành lang đường được áp dụng theo Khoản 1 Điều 7 Quy định này.
- Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m.
- Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 2, cụ thể là thuộc một trong các yếu tố sau:
+ Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5m đến 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
+ Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50m đến 200m.
- Vị trí 4: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 3, cụ thể là thuộc một trong một trong các yếu tố sau:
+ Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ dưới 2,5m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
+ Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5m đến 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50m đến 200m;
+ Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ trên 3m, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính trên 200m;
+ Thửa đất trong các ngõ của vị trí 2, vị trí 3 quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này, cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 200m.
- Vị trí 5: Áp dụng cho những thửa đất thuộc các vị trí còn lại, không thuộc các vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4.
Để xem thêm nguyên tắc, điều kiện xác định giá đất và cách xác định giá đất trong bảng giá đất tỉnh Yên Bái xem tại đây. Để xem chi tiết bảng giá đất tỉnh Yên Bái xin xem tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?