Bản mô tả vị trí công việc chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật theo Thông tư 19/2023/TT-BYT như thế nào?
- Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật theo Thông tư 19/2023/TT-BYT như thế nào?
- Phạm vi quyền hạn của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật theo Thông tư 19/2023/TT-BYT như thế nào?
- Các công việc và tiêu chí đánh giá của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật như thế nào?
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật theo Thông tư 19/2023/TT-BYT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại bản mô tả công việc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT có nêu rõ yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành y, y học dự phòng, y tế công cộng và chuyên ngành khác có liên quan |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | • Quản lý hành chính nhà nước: chương trình chuyên viên • Ngoại ngữ: Theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên • Tin học: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định • Kiến thức khác: yêu cầu của cơ quan, đơn vị |
Kinh nghiệm | Đạt kết quả tập sự ở ngạch chuyên viên theo quy định |
Phẩm chất cá nhân | • Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. • Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt • Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe • Điềm tĩnh, cẩn thận • Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập • Khả năng đoàn kết nội bộ • Phẩm chất khác: Không |
Các yêu cầu khác | • Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công. • Có khả năng thực hiện các nghiên cứu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn; • Hiểu biết về lĩnh vực Y tế dự phòng và định hướng phát triển. |
Bản mô tả vị trí công việc chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật theo Thông tư 19/2023/TT-BYT như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi quyền hạn của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật theo Thông tư 19/2023/TT-BYT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại bản mô tả công việc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT có nêu rõ yêu cầu về phạm vi quyền hạn của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao |
2 | Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị |
3 | Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao |
4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao |
5 | Được tham gia và phát biểu ý kiến trong những cuộc họp có liên quan |
Các công việc và tiêu chí đánh giá của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại bản mô tả công việc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BYT có nêu rõ các công việc và tiêu chí đánh giá của chuyên viên về Kiểm soát bệnh tật như sau:
Công việc | Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ |
(1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án... - Dự thảo các văn bản pháp quy, văn bản hành chính thông thường về công tác y tế dự phòng để trình cấp có thẩm quyền ban hành. - Dự thảo tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về y tế dự phòng và các quy định cụ thể của cơ quan. | Các văn bản được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì. |
(2) Hướng dẫn và triển khai thực hiện văn bản Tham gia hướng dẫn các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn, các kế hoạch, đề án về công tác y tế dự phòng thuộc lĩnh vực được giao | Nội dung về nghiệp vụ được thực hiện đúng, đầy đủ |
(3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn, các kế hoạch, đề án của các đơn vị về công tác y tế dự phòng trong lĩnh vực được phân công; đề xuất biện pháp giải quyết, điều chỉnh. | Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt. |
(4) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ - Thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu và thực hiện báo cáo theo quy định. - Thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, đào tạo tập huấn, nghiên cứu khoa học; trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao. | Đảm bảo thu thập thông tin, số liệu, thống kê báo cáo theo đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ đề ra. Hoàn thành các hoạt động theo kế hoạch được giao |
(5) Phối hợp công tác Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao. | Thực hiện theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác. |
(6) Thực hiện chế độ hội họp Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công | Báo cáo thu hoạch, tóm tắt nội dung cuộc họp |
(7) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | Theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. |
(8). Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công |
Các năng lực
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?