Ban hành quy định mới về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo? Mục đích, nguyên tắc hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Ban hành quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Ngày 24 tháng 05 năm 2023, Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023
Theo đó, tại Điều 1 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: Mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, thẩm quyền và trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra; quy trình kiểm tra và tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc sau kiểm tra.
2. Quy định này áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân khi thực hiện công tác kiểm tra theo chức năng quản lý nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Theo đó, quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
- Mục đích hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Nguyên tắc hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Nội dung hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- HÌnh thức hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thẩm quyền và trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Quy trình kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Theo dõi đôn đốc sau kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đồng thời căn cứ tại quy định tại Điều 2 Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 2692/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Quyết định này sẽ thay thế Quyết định 2692/QĐ-BGDĐT năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ban hành quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới? Mục đích, nguyên tắc hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào? (Hình từ Internet)
Mục đích, nguyên tắc hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định mục đích hoạt động kiểm tra như sau:
Mục đích hoạt động kiểm tra
1. Kịp thời nắm bắt thông tin việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng kiểm tra.
2. Phòng ngừa vi phạm, xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; giúp đối tượng kiểm tra thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định nguyên tắc hoạt động kiểm tra như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm tra
1. Khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.
2. Không trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
3. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở Quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền.
Theo như quy định trên, hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo mục đích, nguyên tắc theo quy định trên.
Thời hạn kiểm tra tối đa của hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về thời hạn kiểm tra tối đa của hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Hình thức, thời hạn kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra
a) Kiểm tra theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền giao.
2. Thời hạn kiểm tra là khoảng thời gian đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra. Tùy theo hình thức, nội dung, phạm vi kiểm tra và các điều kiện bảo đảm, người ra Quyết định kiểm tra xác định về thời hạn kiểm tra nhưng không quá 07 ngày làm việc. Trường hợp khác do người ra Quyết định kiểm tra quyết định.
Theo như quy định trên, thời hạn kiểm tra là khoảng thời gian đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra.
Người ra quyết định kiểm tra xác định về thời hạn kiểm tra nhưng không quá 07 ngày làm việc tùy heo hình thức, nội dung, phạm vi kiểm tra và các điều kiện bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?