Ban hành Bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức khi bỏ quy định về ngạch, bậc hiện nay (dự kiến)?
Ban hành Bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức khi bỏ quy định về ngạch, bậc hiện nay (dự kiến)?
Nóng: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)
>> Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025
>> Điểm mới Thông tư 002/2025/TT-BNV
>> Phương án và kết quả các tỉnh sáp nhập với nhau 2025
>> Đề án sáp nhập 63 tỉnh thành theo Kết luận 137 và Nghị quyết 74
Tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục V Tờ trình 920/TTr-BNV năm 2025 tải về, đề xuất sửa đổi khái niệm vị trí việc làm (là chức vụ, chức danh, công việc của một cán bộ, công chức gắn với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị).
Trong đó, bỏ nội dung “gắn với cơ cấu và ngạch công chức”, và “để xác định biên chế” để khắc phục sự trùng lặp giữa quản lý theo vị trí việc làm và quản lý theo ngạch công chức; không làm cơ sở để các đơn vị tăng thêm biên chế; đồng thời, bổ sung Điều 19 (phân loại, nội dung vị trí việc làm), Điều 20 (căn cứ xác định vị trí việc làm), Điều 30 (hệ thống vị trí việc làm), Điều 31 (bố trí công chức khi thay đổi vị trí việc làm) và các nội dung tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng công chức và các nội dung liên quan đến quản lý công chức theo vị trí việc làm tại dự thảo Luật theo “Hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phù hợp với tổ chức của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã”; trên cơ sở đó, bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật CBCC hiện hành gồm:
(1) Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức;
(2) Chuyển ngạch công chức;
(3) Nâng ngạch công chức;
(4) Tổ chức thi nâng ngạch công chức;
(5) Các nội dung liên quan đến ngạch công chức trong Luật CBCC hiện hành. Theo đó, việc đổi mới quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đổi mới tư duy quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, thay cho ngạch, bậc
Hiện nay, thực hiện Luật CBCC hiện hành, 100% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm, tuy nhiên còn gắn với cơ cấu ngạch công chức và bảng lương hiện hành. Vì vậy, trong thời gian chưa thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, việc thực hiện từng bước chuyển đổi sang cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm vẫn áp dụng các ngạch lương hiện hành, nên không tạo ra sự xáo trộn lớn. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), các bộ, ngành, địa phương sẽ hoàn thiện lại Đề án vị trí việc làm cho phù hợp để chuyển dần sang cơ chế quản lý mới theo lộ trình.
Đồng thời, tại tiết 2.4 tiểu mục 2 Mục V Tờ trình 920/TTr-BNV năm 2025, có đề xuất nội dung khác trong dự thảo Luật như sau:
Các nội dung khác trong dự thảo Luật
...
(4) Điều khoản chuyển tiếp: Do việc chuyển đổi cơ chế quản lý cán bộ, công chức từ ngạch, bậc sang vị trí việc làm, không gắn với cơ cấu và ngạch công chức liên quan đến con người, cần có lộ trình phù hợp để chuyển đổi tư duy, nhận thức đến hành động trong bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, cũng như gắn với việc ban hành bảng lương mới theo vị trí việc làm. Vì vậy, đề nghị giao Chính phủ xây dựng lộ trình, ban hành quy định từng bước chuyển đổi quản lý theo vị trí việc làm trong thời hạn 05 năm tính từ ngày Luật này có hiệu lực. Trong thời hạn 05 năm, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và trả lương cán bộ, công chức tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ (khoản 2 Điều 53).
Theo nội dung đề xuất quy định trên thì việc chuyển đổi cơ chế quản lý cán bộ, công chức từ ngạch, bậc sang vị trí việc làm, không gắn với cơ cấu và ngạch công chức liên quan đến con người, cần có lộ trình phù hợp để chuyển đổi tư duy, nhận thức đến hành động trong bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, cũng như gắn với việc ban hành bảng lương mới theo vị trí việc làm.
Ban hành Bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức khi bỏ quy định về ngạch, bậc hiện nay (dự kiến)? (Hình từ Internet)
Quan điểm xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Tại tiểu mục 2 Mục II 920/TTr-BNV năm 2025 có nêu quan điểm xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) như sau:
- Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII và Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022; Kết luận 121-KL/TW năm 2025 của Hội nghị Trung ương khóa XIII và các Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thể chế hoá đầy đủ các Nghị quyết, quy định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, liên thông và đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; rõ trách nhiệm; kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo; thu hút và trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị; khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
- Kế thừa những quy định còn giá trị; sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung cơ chế mới để hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm nhiệm vụ.
- Quán triệt chủ trương của Trung ương, Quốc hội về việc ‘‘Luật chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, đúng thẩm quyền của Quốc hội’’ nhằm bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật.
Cán bộ, công chức theo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Căn cứ tại Điều 2 dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) Tải về đề xuất quy định cán bộ, công chức như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Viết chương trình Ngày hội đọc sách lớp 5 ý nghĩa? Viết chương trình cho hoạt động tham gia Ngày hội đọc sách ở lớp?
- Ví dụ về lời dẫn trực tiếp là gì? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp? Chương trình lớp mấy học lời dẫn trực tiếp?
- Tại sao có Valentine đen ngày 14 4? Valentine đen ngày 14 4 dành cho ai? Ngày 14 4 Valentine đen có phải ngày lễ lớn?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là gì? Chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?