Bán hàng đa cấp được quy định trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi như thế nào?
Bán hàng đa cấp là gì theo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi?
Theo điểm b khoản 3 Điều 36 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Dự thảo 2) thì bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Bán hàng đa cấp được luật hóa trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi mới nhất?
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp được quy định như thế nào?
Theo Điều 45 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Dự thảo 2) thì hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp được quy định như sau:
- Tổ chức bán hàng đa cấp và cá nhân tham gia bán hàng đa cấp phải giao kết hợp đồng bằng văn bản.
- Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Tên tổ chức bán hàng đa cấp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của tổ chức bán hàng đa cấp;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
+ Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ);
+ Thông tin về sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;
+ Quy định về việc mua lại sản phẩm;
+ Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;
+ Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện về hình thức quy định tại Điều 22 Luật này.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp được quy định như thế nào?
Theo Điều 44 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi (Dự thảo 2) thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp được quy định như sau:
- Trách nhiệm của tổ chức bán hàng đa cấp:
+ Niêm yết công khai các tài liệu hoạt động tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của tổ chức bán hàng đa cấp;
+ Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng;
+ Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng;
+ Mua lại sản phẩm theo yêu cầu của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng;
+ Giám sát hoạt động của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;
+ Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của người tham gia bán hàng đa cấp;
+ Chỉ được bán sản phẩm theo hình thức đa cấp.
- Trách nhiệm của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp
+ Xuất trình Thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng;
+ Tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động;
+ Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Các hành vi bán hàng đa cấp bất chính:
+ Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
+ Yêu cầu người khác phải mua một số lượng sản phẩm nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
+ Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán sản phẩm của người được giới thiệu đó;
+ Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
+ Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
+ Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của sản phẩm hoặc hoạt động của tổ chức bán hàng đa cấp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của tổ chức bán hàng đa cấp;
+ Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
+ Các hành vi bán hàng đa cấp bất chính khác do Chính phủ quy định.
Tải về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?