Ban đề thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai lập?

Ban đề thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do lập? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Ban đề thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai lập?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định như sau:

Các ban giúp việc cho Hội đồng đánh giá
1. Ban đề thi do Chủ tịch Hội đồng đánh giá thành lập, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng đánh giá trong việc khởi tạo cấu trúc đề đánh giá trên phần mềm đánh giá từ ngân hàng câu hỏi đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng đánh giá về nhiệm vụ được phân công.
...

Như vậy, ban đề thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Chủ tịch Hội đồng đánh giá thành lập.

Ban đề thi thực hiện nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng đánh giá trong việc khởi tạo cấu trúc đề đánh giá trên phần mềm đánh giá từ ngân hàng câu hỏi đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng đánh giá về nhiệm vụ được phân công.

Ban đề thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai lập?

Ban đề thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai lập? (Hình từ Internet)

Ban coi thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do ai lập?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 có nội dung như sau:

Các ban giúp việc cho Hội đồng đánh giá
...
2. Ban coi thi
a) Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng đánh giá thành lập, gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban, cán bộ coi thi, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật máy vi tính, cán bộ giám sát ngoài phòng thi, thư ký ban và cán bộ phục vụ.
b) Trưởng ban coi thi: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng đánh giá trong việc tổ chức coi thi theo đúng quy định và nội quy; bố trí phòng thi và phân công nhiệm vụ cho các cán bộ coi thi; tạm đình chỉ việc coi thi của cán bộ coi thi hoặc đình chỉ tham gia đánh giá đối với công chức, viên chức tham gia đánh giá nếu thấy có căn cứ vi phạm nội quy và báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng đánh giá để xem xét quyết định.
c) Phó trưởng ban coi thi: Giúp Trưởng ban coi thi điều hành một số hoạt động của Ban coi thi theo sự phân công của Trưởng ban coi thi; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban coi thi về nhiệm vụ được phân công.
d) Cán bộ coi thi: Thực hiện nhiệm vụ giám sát trong phòng thi theo đúng nội quy; giữ gìn trật tự trong phòng thi; phổ biến nội quy đánh giá; không cho công chức, viên chức tham gia đánh giá ra khỏi phòng thi khi chưa hết thời gian làm bài, trường hợp có lý do đặc biệt (lý do sức khỏe, lý do việc gia đình khẩn cấp…) phải báo cáo với Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết; báo cáo ngay Trưởng ban coi thi để xem xét, giải quyết khi có tình huống bất thường xảy ra; giải quyết các trường hợp vi phạm nội quy đánh giá, lập biên bản và báo cáo Trưởng ban coi thi chỉ đạo xem xét, giải quyết; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban coi thi về nhiệm vụ được phân công.
đ) Cán bộ giám sát bên ngoài phòng thi: Giữ gìn trật tự và đảm bảo an toàn bên ngoài phòng thi; phát hiện, nhắc nhở, phê bình và cùng cán bộ coi thi lập biên bản vi phạm nội quy đánh giá ở khu vực hành lang. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng như gây mất trật tự, an toàn ở khu vực hành lang phải báo cáo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét giải quyết; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban coi thi về nhiệm vụ được phân công.
e) Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật máy vi tính: Bảo đảm hệ thống máy vi tính trong phòng thi hoạt động tốt, nếu máy vi tính bị hư hỏng phải có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế kịp thời; kiểm tra máy vi tính trong phòng thi trước, trong và sau quá trình đánh giá; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban coi thi về nhiệm vụ được phân công.
g) Thư ký Ban coi thi: Ghi biên bản các cuộc họp của Ban coi thi và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban coi thi; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban coi thi về nhiệm vụ được phân công.
h) Cán bộ phục vụ Ban coi thi: Thực hiện nhiệm vụ được Trưởng ban coi thi giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban coi thi về nhiệm vụ được phân công.
...

Như vậy, Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng đánh giá thành lập, gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban, cán bộ coi thi, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật máy vi tính, cán bộ giám sát ngoài phòng thi, thư ký ban và cán bộ phục vụ thực hiện các nhiệm vụ được quy định nêu trên.

Không phúc khảo kết quả thi đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trên máy vi tính đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 có nêu:

Giải quyết kiến nghị về bài đánh giá
1. Không phúc khảo kết quả đối với bài trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Trường hợp người tham gia đánh giá phát hiện câu hỏi đánh giá có sai sót, phải viết đơn kiến nghị ngay sau khi kết thúc buổi đánh giá gửi Ban coi thi. Trưởng ban coi thi có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng để xem xét, giải quyết ngay sau khi kết thúc buổi đánh giá. Không giải quyết đơn kiến nghị về bài đánh giá của người tham gia đánh giá nhận được sau thời gian nêu trên.
3. Trường hợp xác định câu hỏi hoặc đáp án đánh giá có sai sót, Hội đồng đánh giá có văn bản thông báo về kiến nghị của người tham gia đánh giá và thông báo cho Ban Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật để chỉnh sửa kịp thời ngân hàng câu hỏi, đáp án.

Như vậy, kết quả bài thi trắc nghiệm trên máy vi tính đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trên máy vi tính sẽ không được phúc khảo.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện trang phục của Kiểm toán nhà nước
Pháp luật
Vị trí và chức năng Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt được chọn đào tạo bồi dưỡng đúng không?
Pháp luật
Chương trình tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm cho công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước thực hiện bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
Pháp luật
Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
Pháp luật
Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử của Kiểm toán Nhà nước ra sao?
Pháp luật
Quản lý thông tin cuộc họp trên phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có được giao cho người khác thực hiện thay công việc hay không?
Pháp luật
Quyết định 1917 về ban hành Quy chế Thi đua khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước từ ngày 18/11/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
502 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào