Bài tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Đề cương tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Chủ đề Tháng Nhân đạo năm 2025?
Bài tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Đề cương tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Chủ đề Tháng Nhân đạo năm 2025?
Theo Đề cương tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025 của Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam tải về nêu rõ Chủ đề Tháng Nhân đạo năm 2025 là:
"Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương"
Bài tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025 tham khảo dựa trên Đề cương tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025 của Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam như sau:
Bài tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025 Tháng 5 - Tháng Nhân đạo là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ - Người sáng lập và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thông qua các hoạt động trong Tháng Nhân đạo để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo trong các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Tháng 5 hàng năm cũng là dịp những người làm công tác nhân đạo trên toàn thế giới kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế - Ngày 08/5 - Ngày sinh của Henry Dunant - Người sáng lập Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Việc tổ chức Tháng Nhân đạo trong tháng 5 góp phần khẳng định với bạn bè quốc tế sự tích cực, chủ động của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, xóa đói, giảm nghèo, trợ giúp những người nghèo vươn lên trong cuộc sống, vừa đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào nhân đạo toàn cầu. Tháng Nhân đạo là tháng cao điểm toàn dân làm nhân đạo. Việc tổ chức Tháng Nhân đạo hàng năm góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng nhân ái trong các tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội trong công tác nhân đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác nhân đạo; lan tỏa phong trào làm việc thiện sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái. Tháng Nhân đạo năm 2025 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương". Chủ đề của Tháng Nhân đạo năm nay tiếp tục nhấn mạnh tính liên tục của các hoạt động nhân đạo như một chuỗi những việc làm nhân ái được duy trì và phát triển, là một hành trình kết nối các tấm lòng nhân ái, tạo ra mạng lưới hỗ trợ và chia sẻ rộng lớn, gắn kết mọi người lại với nhau. Mỗi hành động nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa từ cộng đồng có thể giúp lan tỏa yêu thương, khơi gợi sự quan tâm và trách nhiệm của mọi người đối với những người xung quanh, đặc biệt là những người khó khăn cần sự giúp đỡ. Tháng Nhân đạo năm nay còn mang thông điệp ý nghĩa về một hành trình nhân ái tri ân các thế hệ đi trước bằng các hoạt động, công trình, phần việc nhân đạo, hỗ trợ, giúp đỡ những người dân, trẻ em sinh sống ở vùng khó khăn tại các địa phương mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc, gắn với kỷ niệm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước. Tháng Nhân đạo năm 2025 thực hiện từ ngày 01/3 đến ngày 31/5, cao điểm từ ngày 08/5 (Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) đến ngày 19/5 (Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Một số khẩu hiệu truyền thông Tháng Nhân đạo 2025: “Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương” Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng Người tốt, việc thiện – Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo Nhân đạo - Khởi nguồn từ sự sẻ chia Chung tay hành động - Lan tỏa yêu thương Lan tỏa yêu thương - Sẻ chia cuộc sống Hành động vì cộng đồng - Yêu thương lan tỏa muôn nơi Nhân đạo là hành trình - Yêu thương là đích đến |
Bài tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Đề cương tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Chủ đề Tháng Nhân đạo năm 2025? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn người hiến máu nhân đạo là gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định tiêu chuẩn người hiến máu nhân đạo như sau:
Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:
(1) Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
(2) Sức khỏe:
- Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần;
Người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
- Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml;
Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
- Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng;
+ Không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu;
+ Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật 2010;
+ Không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 Tải về ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT;
+ Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;
- Lâm sàng:
+ Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
+ Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;
+ Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;
+ Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
- Xét nghiệm:
+ Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.
+ Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;
+ Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.
(3) Ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.
Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu như sau:
- Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.
- Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
- Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu và chế phẩm máu.
- Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan.
- Thực hiện truyền máu hợp lý đối với người bệnh.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Những di tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nên ghé thăm tại Điện Biên? Liệt kê các di tích tại Điện Biên?
- Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày mấy? Trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội?
- Công văn 500/TTg-KSTT phân định thẩm quyền giải quyết TTHC của cấp huyện ra sao? Tải về Công văn 500?
- Nghị định 77 xác lập quyền sở hữu toàn dân có áp dụng đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa không?