Áp thấp nhiệt đới là gì? Dự báo áp thấp nhiệt đới được xếp vào cấp độ rủi ro thiên tai nào?

Cho hỏi áp thấp nhiệt đới là gì? Dự báo áp thấp nhiệt đới được xếp vào cấp độ rủi ro thiên tai nào? - Câu hỏi của anh Lập tại Hà Nội.

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) có quy định:

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Đồng thời, căn cứ khoản 6 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:

Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật (Phụ lục III Quyết định này).

Theo đó, Áp thấp nhiệt đới là 1 trong những hiện tượng thiên tai tự nhiên bất thường. Cụ thể thì áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật

Áp thấp nhiệt đới là gì? Dự báo áp thấp nhiệt đới được xếp vào cấp độ rủi ro thiên tai nào?

Áp thấp nhiệt đới là gì? Dự báo áp thấp nhiệt đới được xếp vào cấp độ rủi ro thiên tai nào? (Hình từ Internet)

Các biện pháp cơ bản ứng phó đối với áp thấp nhiệt đới là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 các biện pháp cơ bản ứng phó đối với áp thấp nhiệt đới gồm:

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Dự báo áp thấp nhiệt đới được xếp vào cấp độ rủi ro thiên tai nào?

Căn cứ Điều 42 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định:

Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;
b) Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;
c) Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
b) Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;
c) Dự báo bão rất mạnh từ cấp 14, cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ;
d) Dự báo bão từ cấp 14 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:
a) Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
b) Dự báo bão rất mạnh cấp 14, cấp 15 hoạt động trên đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;
c) Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

Như vậy, dự báo áp thấp nhiệt đới được xếp vào nhóm rủi ro thiên tai cấp độ 3

Áp thấp nhiệt đới Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Áp thấp nhiệt đới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về chế độ truyền phát tin về áp thấp nhiệt đới, bão, lũ đối với Đài Tiếng nói Việt Nam
Pháp luật
Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới là gì? Tác hại của áp thấp nhiệt đới theo cấp gió? Tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới được ban hành khi nào?
Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới có sức gió mạnh cấp mấy? Khi nào bão chuyển thành áp thấp nhiệt đới và mức độ nguy hại sẽ như thế nào?
Pháp luật
Bão đã suy yếu thành vùng áp thấp khi nào? Sức gió mạnh nhất khi bão đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới?
Pháp luật
Hướng đi của bão số 4 có khả năng hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở biển Đông theo dự báo?
Pháp luật
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 04 như thế nào? Các cấp độ rủi ro do áp thấp nhiệt đới, bão?
Pháp luật
Thời gian bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới bão số 4? Địa điểm bắn pháo hiệu báo áp thấp nhiệt đới bão số 4?
Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới cấp mạnh nhất có nguy hiểm không? Tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới? Ý nghĩa Tín hiệu?
Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới vào biển đông thành bão số 4 chưa? Thông tin áp thấp nhiệt đới mới nhất thế nào?
Pháp luật
Bão và áp thấp nhiệt đới khác nhau như thế nào về sức gió? Tin dự báo cảnh báo áp thấp nhiệt đới gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới là hiện tượng gì? Vùng có gió mạnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Áp thấp nhiệt đới
1,592 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Áp thấp nhiệt đới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Áp thấp nhiệt đới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào