Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình được thực hiện như thế nào?
Người bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc là chỉ cấm đến gần nạn nhân có đúng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2.Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Theo đó, người bạo lực gia đình bị cấm tiếp xúc là không chỉ đến gần người bị bạo lực gia đình. Mà còn có thể bị cấm sử dụng phương tiện, công cụ (như điện thoại và các phương tiện khác) để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
- Căn cứ Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền quyết định cấm tiếp xúc nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
+ Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
+ Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
- Theo đó, khi nhận được đề nghị, trong thời hạn 12 giờ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người đề nghị biết.
Việc Tòa án cấm người bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì việc Tòa án cấm người bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân được thực hiện như sau:
- Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;
+ Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
- Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi cần bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
- Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
- Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
- Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?