Ai phải thực hiện chuyển công tác đối với viên chức tại các ĐVSN công lập trực thuộc sở GD&ĐT TP HCM năm 2022-2023?
Đối tượng thực hiện chuyển công tác viên chức?
Căn cứ mục 1 Phần III Kế hoạch 1229/KH-SGDĐT năm 2022 quy định về đối tượng thực hiện chuyển công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Viên chức đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo; có nguyện vọng được chuyển công tác đến đơn vị khác nhằm đáp ứng điều kiện hoàn cảnh cá nhân.
- Viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng có nguyện vọng được chuyển công tác đến đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở.
Như vây, đối tượng thực hiện chuyển công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như trên.
Chuyển công tác viên chức phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ mục 2 Phần III Kế hoạch 1229/KH-SGDĐT năm 2022 quy định về điều kiện chuyển công tác đối với viên chức chuyển công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Viên chức có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.
- Viên chức phải xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên tại thời điểm chuyển công tác (theo kết quả đánh giá viên chức hàng năm).
- Viên chức phải đăng ký thông tin trực tuyến hồ sơ trên trang Thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, có thành phần hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định và thực hiện đúng các bước của quy trình chuyển công tác.
- Viên chức không thuộc các trường hợp sau:
+ Đang trong thời gian thi hành kỷ luật; đang chờ cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đã có đơn cam kết phục vụ lâu dài trong các huyện ngoại thành của Thành phố;
+ Còn vay vốn ngân hàng tại đơn vị đang công tác;
+ Đang trong thời gian được Thủ trưởng đơn vị cho nghỉ làm việc không hưởng lương;
+ Đang trong thời gian được nghỉ theo chế độ (bệnh hoặc thai sản);
+ Đơn vị chuyển đến không còn định biên số lượng người làm việc;
+ Đơn vị đăng ký chuyển đến không có nhu cầu tiếp nhận.
- Những trường hợp đặc biệt do sáp nhập, chia tách, thành lập, giải thể đơn vị, ... do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Như vậy, điều kiện chuyển công tác đối với viên chức chuyển công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như trên.
Viên chức phải xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mới được chuyển công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Các chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những gì?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Điều 28. Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Như vậy, các chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định như trên.
Chức danh nghề nghiệp viên chức được thay đổi, xét chuyển như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về việc thay đổi chức danh nghề nghiệp như sau:
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
- Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, việc thay đổi chức danh nghề nghiệp được quy định như trên.
Căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp như sau:
- Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
- Viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chuyển.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo thẩm quyền phân cấp.
- Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương.
Như vậy, việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?