20 11 là thứ mấy năm 2024? 20 11 có được nghỉ học không? 20 11 là ngày gì tiếng Anh? 20 11 tiếng Anh là gì?
20 11 là ngày gì? 20 11 là thứ mấy năm 2024? 20 11 tiếng Anh là gì?
>> Xem thêm: Tổng hợp những lời chúc 20 11 đơn giản, ý nghĩa dành cho thầy, cô giáo
Xem thêm: Mẫu giấy mời 20/11 dự Lễ tri ân thầy cô kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2024
>> Lời cảm ơn 20 11 của giáo viên dành cho phụ huynh hay cảm động nhất
Xem thêm: Lời chúc 20/11 bằng tiếng Anh, tiếng Việt
Xem thêm: 20/11/2024 kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Nhà giáo Việt Nam?
Để biết được "ngày 20 11 là ngày gì? 20 11 là thứ mấy năm 2024? 20 11 tiếng Anh là gì?", cùng theo dõi lịch âm, dương tháng 11 năm 2024 dưới đây:
LỊCH ÂM, DƯƠNG THÁNG 11/2024:
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật |
1/10 1/11 | 2 2/12 | 3 3/11 | ||||
4 4/11 | 5 5/11 | 6 6/11 | 7 7/11 | 8 8/11 | 9 9/11 | 10 10/11 |
11 11/11 | 12 12/11 | 13 13/11 | 14 14/11 | 15 15/11 | 16 16/11 | 17 17/11 |
18 18/11 | 19 19/11 | 20 20/11 | 21 21/11 | 22 22/11 | 23 23/11 | 24 24/11 |
25 25/11 | 26 26/11 | 27 27/11 | 28 28/11 | 29 29/11 | 30/10 30/11 |
Theo đó, Ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam (Vietnam Teachers' Day). Ngày 20/11/2024 rơi vào thứ tư (nhằm ngày 20/10 âm lịch).
Đây là ngày để tôn vinh và tri ân các thầy cô giáo và những người làm việc trong ngành giáo dục. Ngày này được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 và là dịp để học sinh, phụ huynh và xã hội bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
>> Thuyết trình tập san 20 11 chi tiết ý nghĩa
>> Lời ngỏ tập san 20 11 hay ý nghĩa
>> Mẫu bài phát biểu 20/11 của lãnh đạo xã
>> Lời dẫn chương trình 20/11 kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 2024
20 11 là ngày gì? 20 11 là thứ mấy năm 2024? 20 11 có được nghỉ học không? 20 11 tiếng Anh là gì?
20 11 có được nghỉ học không?
Hiện nay, không có quy định nào về việc ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có được nghỉ học không, tuy nhiên học sinh sẽ nghỉ căn cứ vào lịch của giáo viên.
Căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo như quy định trên thì viên chức sẽ có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động,
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo như các quy định nêu trên thì giáo viên sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:
- Nghỉ Tết Dương lịch
- Nghỉ Tết Âm lịch
- Nghỉ ngày Chiến thắng
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động
- Nghỉ ngày Quốc khánh
- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Theo đó thì ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 không nằm trong danh sách các ngày nghĩ lễ theo quy định hiện nay. Do đó, giáo viên sẽ không được nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11.
Như vậy, học sinh cũng sẽ không được nghỉ vào ngày ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11.
Học sinh tặng quà bằng tiền vào ngày 20/11 thì giáo viên xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về việc nhận quà tặng như sau:
Quy định về việc nhận quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về xử lý quà tặng như sau:
Xử lý quà tặng
1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
3. Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Theo đó, đối với quà tặng bằng tiền của học sinh vào ngày 20 11 mà giáo viên không từ chối được, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?