19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động?

19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động?

19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động?

Đây là một trong những nội dung định hướng tại Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần 2 Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 có đưa ra định hướng đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác như sau:

Định hướng đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác
(1) Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về các Bộ quản lý ngành và nghiên cứu mô hình tổ chức trực thuộc Chính phủ.
Đối với Đảng bộ một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam,... chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
...

Theo đó, về định hướng đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thì Ủy ban Quản lý vốn nhà nước sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ ngành quản lý.

19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động?

19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động? (Hình từ internet)

Danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý bao gồm:

(1) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;

(2) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

(3) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

(4) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;

(5) Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

(6) Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;

(7) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;

(8) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;

(9) Tổng công ty Viễn thông MobiFone;

(10) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;

(11) Tổng công ty Hàng không Việt Nam;

(12) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;

(13) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;

(14) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;

(15) Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam;

(16) Tổng công ty Cà phê Việt Nam;

(17) Tổng công ty Lương thực miền Nam;

(18) Tổng công ty Lương thực miền Bắc;

(19) Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;

Ngoài ra còn có các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

06 Nhiệm vụ chung cần triển khai của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phần II Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 nêu rõ 06 nhiệm vụ chung cần triển khai của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ như sau:

- Các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; đồng thời xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ công tác của Đảng ủy bộ sau sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm theo yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.

- Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các Bộ) trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc nêu trên, bảo đảm bám sát yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương; đồng thời, rà soát lại tất cả các hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tỉnh hình mới.

- Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Đề xuất và giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

- Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách, tài sản cộng và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ
Tinh gọn bộ máy nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách các cơ quan tạm dừng tuyển công chức từ 01/12/2024 để triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
Pháp luật
Cách viết mẫu báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW? Quyết tâm tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?
Pháp luật
Dừng thi tuyển công chức và bổ nhiệm cán bộ, triển khai sắp xếp bộ máy
Pháp luật
Phương án sắp xếp Cán bộ Công chức Viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy hành chính ra sao?
Pháp luật
Công văn 22-CV/BCĐ triển khai nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 18 thế nào? Sau khi có nghị quyết sẽ thực hiện ngay việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy nào?
Pháp luật
Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn dự kiến như thế nào? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn tổ chức Bộ máy Chính phủ?
Pháp luật
Danh sách 08 Bộ, cơ quan ngang Bộ duy trì và 14 bộ, cơ quan ngang Bộ định hướng sắp xếp và hợp nhất theo Kế hoạch 141?
Pháp luật
Thời hạn báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 là khi nào?
Pháp luật
19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động?
Pháp luật
Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
310 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ Tinh gọn bộ máy nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ Xem toàn bộ văn bản về Tinh gọn bộ máy nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào