07 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023? Thực hiện bảo vệ nhóm đối tượng này ra sao?
Người tiêu dùng? 07 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương là người tiêu dùng có khả năng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản, giải quyết tranh chấp tại thời điểm mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
07 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, gồm:
(1) Người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
(2) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
(3) Trẻ em theo quy định của pháp luật về trẻ em;
(4) Người dân tộc thiểu số; người sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
(5) Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
(6) Người bị bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật;
(7) Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
07 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023? Thực hiện bảo vệ nhóm đối tượng này ra sao? (Hình từ Internet)
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được thực hiện như sau:
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
- Khi người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu được bảo vệ kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp từ chối giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và sự không phù hợp với nội dung chính sách đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong trường hợp chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và hướng dẫn người tiêu dùng dễ bị tổn thương cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm;
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 phù hợp với thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tuân thủ nguyên tắc sau:
(1) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
(2) Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
(3) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
(4) Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.
(5) Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?