06 loại hình khen thưởng hiện nay gồm những loại hình nào? Quyết định hủy bỏ hình thức khen thưởng khi nào?
06 loại hình khen thưởng hiện nay gồm những loại hình nào?
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022)
Tại khoản 1 Điều 8 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về các loại hình khen thưởng như sau:
Các loại hình khen thưởng
1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, các loại hình khen thưởng hiện nay gồm 06 loại hình như sau:
- Khen thưởng công trạng
- Khen thưởng đột xuất
- Khen thưởng phong trào thi đua
- Khen thưởng quá trình cống hiến
- Khen thưởng theo niên hạn
- Khen thưởng đối ngoại
06 loại hình khen thưởng hiện nay gồm những loại hình nào? Quyết định hủy bỏ hình thức khen thưởng khi nào?
Quyết định hủy bỏ hình thức khen thưởng khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 93 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng, người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quyết định hủy bỏ hình thức khen thưởng đồng thời hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;
- Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từ năm 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 89 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từ năm 2024 được thực hiện như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
- Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng có 10 nội dung bao gồm:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;
+ Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;
+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
+ Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng;
+ Thẩm định hồ sơ trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;
+ Phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;
+ Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?