04 lỗi phổ biến mà người điều khiển phương tiện giao thông thường gặp khi điều khiển xe qua các trạm thu phí?
Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện giao thông đường bộ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng thuộc đối tượng phải thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Chủ phương tiện là chủ sở hữu phương tiện giao thông đường bộ hoặc người khác được chủ sở hữu phương tiện giao thông đường bộ giao quyền chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng phải thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
3. Thẻ đầu cuối là thiết bị điện tử được gắn trên phương tiện giao thông đường bộ để giao tiếp thông tin với hệ thống thu phí điện tử không dừng theo tiêu chuẩn về nhận dạng tần số vô tuyến thụ động cho việc giao tiếp không dây và lưu trữ các thông tin liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
4. Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng).”
Theo đó, thu phí điện tử không dừng là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Nguyên tắc thu phí điện tử không dừng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc thu phí điện tử không dừng như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc thu phí điện tử không dừng
1. Tăng cường hiệu quả, minh bạch và hiện đại hóa công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Đảm bảo quyền thu phí của nhà đầu tư theo hợp đồng dự án đã được ký kết với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Bảo đảm yêu cầu về kết nối liên thông giữa các hệ thống thu phí điện tử không dừng, giữa hệ thống thu phí một dừng với hệ thống thu phí điện tử không dừng tại từng trạm và toàn bộ hệ thống; mỗi phương tiện chỉ dán 01 thẻ đầu cuối để sử dụng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc; việc quản lý, vận hành và công tác thu phí tại trạm (bao gồm cả làn thu phí hỗn hợp) sau khi áp dụng thu phí điện tử không dừng do một đơn vị thực hiện.
4. Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Tăng tốc độ lưu thông qua trạm thu phí, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội, hạn chế sử dụng tiền mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.”
Theo đó, khi thực hiện hoạt động thu phí điện tử không dừng cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc như trên.
04 lỗi phổ biến mà người điều khiển phương tiện giao thông thường gặp khi điều khiển xe qua các trạm thu phí? (Hình từ internet)
Cần phải lưu ý 04 lỗi sau khi đi qua trạm thu phí để không bị xử phạt?
Kể từ ngày 01/8/2022 sẽ bắt đầu áp dụng thu phí không dừng hoàn toàn và chấm dứt thu phí thủ công. Do đó, khi điều khiển phương tiện giao thông qua các trạm thu phí, lái xe cần phải lưu ý các lỗi sau:
- Ô tô đi vào làn xe máy để “né” trạm thu phí
Đây là một trong những lỗi phổ biến thường xuất hiện ở khu vực trạm thu phí có làn đường xe máy rộng rãi và không có nhân viên đứng soát. Các tài xế cần lưu ý, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể chịu mức phạt rất nặng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt theo 03 lỗi sau:
+ Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng khi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
+ Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
+ Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
- Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điêu 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt khi không dán thẻ nhưng đi vào làn thu phí tự động theo đó:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí.
Đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
- Dừng/đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông khu vực các trạm thu phí BOT trên các quốc lộ và bảo đảm điều kiện lưu thông thông suốt của người dân, biển báo “Cấm dừng xe quá 05 phút” đã được đặt cách các cabin thu phí của các trạm BOT khoảng 50m.
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt trong trường hợp dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông theo đó:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như sau:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
- Không đảm bảo khoảng cách giữa các xe
Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt trong trường hợp không giữ khoảng cách an toàn như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này.
Trong trường hợp bạn không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc thì có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Cần phải lưu ý: xe không dán thẻ ETC không được đi vào cao tốc từ ngày 01/8/2022
Như vậy, trên đây là 4 lỗi thường gặp phải khi điều khiển phương tiện đi qua trạm thu phí mà bạn cần lưu ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?