02 điều khác biệt giữa tiền lương hưu tháng 08/2023 và 09/2023 mà người nhận lương hưu cần nắm rõ?
02 điều khác biệt giữa tiền lương hưu tháng 08/2023 và 09/2023?
*Điểm khác biệt về tiền lương hưu nhận được:
Tại Công văn 2206/BHXH-TCKT ngày 20/7/2023, BHXH thông báo chính thức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng của tháng 8/2023 và truy trả số tiền chênh lệch tăng thêm của tháng 7/2023 theo mức hưởng mới từ ngày 14/8/2023.
Như vậy, số tiền lương hưu tháng 08 được nhận sẽ nhiều hơn tiền lương hưu tháng 09 được nhận vì có thêm phần truy lĩnh tiền tăng thêm tháng 07 chưa nhận.
*Điểm khác biệt về thời điểm chi trả tiền lương hưu:
- Đối với tháng 08/2023:
Thời điểm chi trả từ ngày 14/8/2023
- Đối với tháng 09/2023
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN thì việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bắt đầu từ ngày 02 của tháng tổ chức chi trả.
Do thời gian nghỉ lễ Quốc Khánh từ ngày 01/9/2023 đến hết ngày 04/9/2023, nên lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 9/2023 sẽ bắt đầu từ ngày 05/9/2023.
Xem thêm: Vì sao chưa nhận được lương hưu tháng 8 năm 2023?
02 điều khác biệt giữa tiền lương hưu tháng 08/2023 và 09/2023 (Hình từ Internet)
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu
Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Trường hợp tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Trường hợp tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Xuất cảnh trái phép;
+ Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
+ Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
- Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?