Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Hồ Thác Bà ở đâu? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà?

Hồ Thác bà ở đâu? Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà? Dự án thuộc phạm vi di tích lịch sử và thắng cảnh hồ Thác Bà phải được cơ quan nhà nước nào phê duyệt?

Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Hồ Thác Bà ở đâu?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 234/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, quy mô và thời hạn lập quy hoạch
a) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Tây Bắc giáp quốc lộ 70;
- Phía Tây Nam giáp thị trấn Yên Bình;
- Phía Đông Bắc giáp đường tỉnh 170;
- Phía Đông Nam giáp quốc lộ 2D và thị trấn Thác Bà.
b) Quy mô lập quy hoạch: Quy mô diện tích khoảng 53.000 ha.
c) Giai đoạn lập quy hoạch
- Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030;
- Giai đoạn dài hạn đến năm 2040.
2. Quan điểm
- Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 có tính tích hợp, đồng bộ, kết hợp giữa phát triển du lịch và phát triển đô thị, nông thôn bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hồ đập thủy điện, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường, tài nguyên, không gian cảnh quan đặc thù và nâng cao điều kiện sống của nhân dân trong vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
- Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà có tính kế thừa, phát huy các giá trị không gian cảnh quan mặt nước và vùng ven hồ, giá trị của danh thắng và bản sắc văn hóa vùng sông Chảy để hình thành sản phẩm du lịch chủ đạo, đặc trưng, tạo thương hiệu riêng cho du lịch hồ Thác Bà; bảo đảm phù hợp, thống nhất với các chiến lược quy hoạch tỉnh Yên Bái, quy hoạch liên quan trong vùng và quốc gia.
- Làm tiền đề để thu hút đầu tư xây dựng phát triển thương mại - du lịch xứng tầm cấp quốc gia; phối hợp liên kết phát triển du lịch liên vùng Thủ đô Hà Nội, vùng trung du miền núi Bắc Bộ và quốc tế. Phát huy những lợi thế về kinh tế, đầu tư phát triển của khung hạ tầng quốc gia - quốc tế, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái.
- Xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà gắn với “phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo và hội nhập” thể hiện trong từng phân khu chức năng và phân khúc thị trường để xây dựng phát triển du lịch thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, môi trường sinh thái, hướng đến sự hài lòng, đáp ứng nhu cầu cho du khách.
...

Theo quy định trên thì hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái.

Hồ Thác Bà nằm trên sông Chảy, hồ là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách thành phố Hà Nội 180 km theo quốc lộ 2 hoặc quốc lộ 32 về phía tây bắc.

Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Hồ Thác Bà ở đâu?

Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Hồ Thác Bà ở đâu?Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà?

Theo Điều 4 Quy chế quản lý vùng hồ Thác Bà do tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định 17/2020/QĐ-UBND thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà:

- Phá hoại, khai thác trái phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật, động vật thủy sinh vùng hồ Thác Bà bằng phương tiện, công cụ, phương pháp mang tính hủy diệt như: dùng chất nổ, chất hóa học, kích điện và các công cụ đánh bắt tận diệt khác; khai thác không đúng thời vụ, ngư cụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

- Đưa các loài sinh vật thủy sản ngoại lai nhập khẩu từ nước ngoài, các loài sinh vật mới chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép vào nuôi trồng trong vùng hồ Thác Bà.

- Xây dựng công trình trái phép.

- Lấn, chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phá hoại các tiêu báo, mốc tọa độ địa chính.

- Phá hoại công trình giao thông đường thủy, tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thủy, lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.

- Thải chất thải chưa được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; thải các chất độc, chất phóng xạ, chất thải nguy hại và các chất độc hại khác vào môi trường đất, nguồn nước, không khí vùng hồ Thác Bà.

- Tự ý san lấp, lấn chiếm lòng hồ Thác Bà.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm từ quy mô phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường trở lên, trừ những trường hợp đã có đàn gia súc, gia cầm trong vùng hồ Thác Bà từ trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật có liên quan.

Dự án thuộc phạm vi di tích lịch sử và thắng cảnh hồ Thác Bà phải được cơ quan nhà nước nào phê duyệt?

Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý vùng hồ Thác Bà do tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định 17/2020/QĐ-UBND có quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án thuộc phạm vi hồ Thác Bà như sau:

Việc cấp quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư thực hiện trong vùng hồ Thác Bà
1. Những dự án nằm trong vùng hồ Thác Bà nhưng không thuộc phạm vi di tích lịch sử và thắng cảnh hồ Thác Bà, không thuộc phạm vi quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà thì việc quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, phê duyệt dự án được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Những dự án thuộc phạm vi di tích lịch sử và thắng cảnh hồ Thác Bà, thuộc phạm vi quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà thì ngoài việc phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư chỉ được thực hiện khi dự án được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến chấp thuận bằng văn bản và phù hợp với các quy hoạch liên quan.
3. Không quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư mới hoặc quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, phê duyệt dự án dầu tư điều chỉnh cho dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm từ quy mô phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trở lên trong vùng hồ Thác Bà.

Theo đó, các dự án thuộc phạm vi di tích lịch sử và thắng cảnh hồ Thác Bà thì ngoài việc phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư chỉ được thực hiện khi dự án được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến chấp thuận bằng văn bản và phù hợp với các quy hoạch liên quan.

Hồ chứa thủy điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đập, hồ chứa thủy điện là gì?
Pháp luật
Đóng cửa xả đáy là sao? Lệnh đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang lúc 8h ngày 11/9/2024 thế nào?
Pháp luật
Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Hồ Thác Bà ở đâu? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Mực nước thủy điện Thác Bà hôm nay ngày 11 9 2024 như thế nào? Thủy điện Thác Bà mở mấy cửa xả mặt?
Pháp luật
Hồ chứa thủy điện có cần phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều tiết vận hành các hồ chứa thủy điện?
Pháp luật
Hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên là gì? Thời hạn rà soát phương án ứng phó thiên tai là khi nào?
Pháp luật
Nội dung phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với hồ chứa thủy điện bao gồm những gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, hồ chứa thủy lợi theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo những căn cứ nào? Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ chứa thủy điện
885 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ chứa thủy điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ chứa thủy điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào