Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp gồm những gì? Việc cấp Thẻ giám định viên này được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư 01/2008/TT-BKHCN (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN) thì hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp bao gồm:
- 02 Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên, làm theo mẫu tải về quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2011/TT-BKHCN;
- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiệp vụ làm giám định viên sở hữu công nghiệp do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp theo quy định tại điểm c khoản 6 Mục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2008/TT-BKHCN;
- Bản sao Chứng minh nhân dân;
- 02 ảnh 3x4 (cm);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Việc cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được thực hiện trong thời hạn bao lâu? Ai có thẩm quyền cấp thẻ này?
Theo quy định tại khoản 3 Mục III Thông tư 01/2008/TT-BKHCN thì trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây để quyết định cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp:
- Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư 01/2008/TT-BKHCN và người nộp hồ sơ đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Mục I Thông tư 01/2008/TT-BKHCN:
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ.
- Trường hợp hồ sơ có thiếu sót hoặc người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Mục I Thông tư 01/2008/TT-BKHCN:
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.
Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Tại khoản 1 Mục III Thông tư 01/2008/TT-BKHCN quy định như sau:
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên, lập và công bố Danh sách giám định viên sở hữu công nghiệp
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên, lập và công bố Danh sách giám định viên sở hữu công nghiệp theo thủ tục quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Mục III của Thông tư này.
Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận và xem xét hồ sơ yêu cầu cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Mục III của Thông tư này.
Theo đó, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ là người có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.
Giám định viên sở hữu công nghiệp được hoạt động giám định các chuyên ngành sở hữu công nghiệp gì?
Tại khoản 1 Mục I Thông tư 01/2008/TT-BKHCN (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BKHCN) quy định về các chuyên ngành giám định sở hữu công nghiệp như sau:
I. ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Các chuyên ngành giám định sở hữu công nghiệp
Lĩnh vực giám định sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ và điểm b khoản 2 Điều 39 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi bao gồm các chuyên ngành sau đây:
a) Giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Giám định kiểu dáng công nghiệp;
c) Giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;
d) Giám định các quyền sở hữu công nghiệp khác.
Căn cứ quy định trên thì Giám định viên sở hữu công nghiệp được hoạt động giám định sở hữu công nghiệp với các chuyên ngành như sau:
- Giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
- Giám định kiểu dáng công nghiệp;
- Giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;
- Giám định các quyền sở hữu công nghiệp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?