Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường bao gồm những gì? Và được lập dựa theo nguyên tắc nào?
- Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường bao gồm những gì? Và được lập dựa theo nguyên tắc nào?
- Việc lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được thực hiện theo quy định như thế nào?
- Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được bảo quản và lưu trữ theo quy định như thế nào?
Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường bao gồm những gì? Và được lập dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Lập, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
1. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính bao gồm toàn bộ tài liệu có liên quan đến vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính được lập, quản lý và lưu trữ theo nguyên tắc sau:
a) Việc lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải phản ánh trung thực, đầy đủ những văn bản, tài liệu theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; tạo căn cứ chính xác để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật và có hiệu quả công việc của cơ quan, đơn vị;
b) Các văn bản, tài liệu lưu trong hồ sơ phải phản ánh đúng, đầy đủ quá trình giải quyết và diễn biến thực tế của hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm giá trị pháp lý trong xử lý vụ việc;
c) Văn bản, tài liệu phải được sắp xếp, đánh bút lục trước khi chuyển giao vào lưu trữ của cơ quan, đơn vị để tổ chức sử dụng, tra cứu.
...
Như vậy hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường bao gồm: toàn bộ tài liệu có liên quan đến vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính được lập, quản lý và lưu trữ.
Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được lập dựa trên những nguyên tắc sau:
- Việc lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải phản ánh trung thực, đầy đủ những văn bản, tài liệu theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; tạo căn cứ chính xác để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật và có hiệu quả công việc của cơ quan, đơn vị;
- Các văn bản, tài liệu lưu trong hồ sơ phải phản ánh đúng, đầy đủ quá trình giải quyết và diễn biến thực tế của hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm giá trị pháp lý trong xử lý vụ việc;
- Văn bản, tài liệu phải được sắp xếp, đánh bút lục trước khi chuyển giao vào lưu trữ của cơ quan, đơn vị để tổ chức sử dụng, tra cứu.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Việc lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được thực hiện theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Lập, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
...
3. Việc lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định sau:
a) Hồ sơ vụ việc phải có bìa hồ sơ được thiết kế, in theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9251:2012 về bìa hồ sơ lưu trữ và được lưu trữ theo quy định. Công chức được giao nhiệm vụ có trách nhiệm ghi đầy đủ, chi tiết nội dung các mục đã in trên bìa hồ sơ;
b) Các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc phải được sắp xếp, đánh số bút lục và liệt kê đầy đủ vào bảng danh mục in trên bìa hoặc nhãn hồ sơ. Công chức được giao nhiệm vụ phải liệt kê, đánh bút lục và sắp xếp tài liệu theo thứ tự bắt đầu từ bút lục số 01 cho đến bút lục cuối cùng;
c) Các bút lục được đánh số theo phương pháp tịnh tiến tăng dần về số và theo thứ tự từng tờ tài liệu có trong hồ sơ. Bút lục được đánh số một lần. Số bút lục được đánh vào góc phải, phía trên, mặt trước của từng tờ tài liệu. Mỗi tờ tài liệu được đánh một số bút lục. Việc đánh số bút lục được thực hiện theo trình tự thời gian tiếp nhận. Trường hợp tại một thời điểm tiếp nhận nhiều tài liệu thì đánh số bút lục theo thứ tự thời gian ban hành tài liệu.
...
Như vậy việc lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được thực hiện theo quy định cụ thể như trên.
Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được bảo quản và lưu trữ theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Lập, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
...
4. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính được bảo quản và lưu trữ theo quy định như sau:
a) Cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chịu trách nhiệm lưu trữ bản chính hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính khi kết thúc vụ việc;
b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Cục cấp tỉnh hoặc Cục Nghiệp vụ đề xuất xử lý phải lưu trữ bản sao hồ sơ vụ việc, trừ trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có yêu cầu khác;
c) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Đội Quản lý thị trường đề xuất xử lý phải lưu trữ bản sao hồ sơ vụ việc, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện có yêu cầu khác.
5. Hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính phải được giao nhận, bảo quản, lưu trữ và tiêu huỷ khi hết giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý thị trường được bảo quản và lưu trữ theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?