Hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước được trả lại cho tổ chức, cá nhân trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước được trả lại cho tổ chức, cá nhân trong những trường hợp nào?
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương có quyền quyết định việc trả hồ sơ đối với những thủ tục hành chính nào?
- Hồ sơ thủ tục hành chính tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương được chuyển đến Bộ phận Một cửa để trả cho tổ chức, cá nhân bao gồm những nội dung nào?
Hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước được trả lại cho tổ chức, cá nhân trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2412/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc trả lại hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân như sau:
Trả lại hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân
1. Hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận được trả lại cho tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ thủ tục hành chính không đủ điều kiện để giải quyết;
b) Tổ chức, cá nhân không nộp đầy đủ hồ sơ theo Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc văn bản đề nghị bổ sung của Ngân hàng Nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân đề nghị rút hồ sơ.
2. Trường hợp thủ tục hành chính đã tiếp nhận thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này nhưng đơn vị chức năng có nhu cầu giữ lại để phục vụ công việc hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, đơn vị chức năng báo cáo người có thẩm quyền tại khoản 3 Điều này để quyết định.
...
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận được trả lại cho tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:
(1) Hồ sơ thủ tục hành chính không đủ điều kiện để giải quyết;
(2) Tổ chức, cá nhân không nộp đầy đủ hồ sơ theo Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc văn bản đề nghị bổ sung của Ngân hàng Nhà nước;
(3) Tổ chức, cá nhân đề nghị rút hồ sơ.
Hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước được trả lại cho tổ chức, cá nhân trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương có quyền quyết định việc trả hồ sơ đối với những thủ tục hành chính nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2412/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc trả lại hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân như sau:
Trả lại hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân
...
2. Trường hợp thủ tục hành chính đã tiếp nhận thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này nhưng đơn vị chức năng có nhu cầu giữ lại để phục vụ công việc hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, đơn vị chức năng báo cáo người có thẩm quyền tại khoản 3 Điều này để quyết định.
3. Thẩm quyền quyết định trả lại hồ sơ thủ tục hành chính
a) Phó Thống đốc phụ trách khối quyết định về việc trả hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đối với các thủ tục hành chính có kết quả giải quyết là các quyết định, văn bản do Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ký.
b) Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương quyết định việc trả hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đối với các thủ tục hành chính được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền và có kết quả giải quyết là các quyết định, văn bản do Thủ trưởng đơn vị ký thừa lệnh, thừa ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước.
c) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc trả hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đối với các thủ tục hành chính có kết quả giải quyết thuộc thẩm quyền quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
...
Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương quyết định việc trả hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đối với các thủ tục hành chính được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền và có kết quả giải quyết là các quyết định, văn bản do Thủ trưởng đơn vị ký thừa lệnh, thừa ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ thủ tục hành chính tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương được chuyển đến Bộ phận Một cửa để trả cho tổ chức, cá nhân bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2412/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc trả lại hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân như sau:
Trả lại hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân
...
4. Thủ tục trả lại hồ sơ thủ tục hành chính tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương
...
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phê duyệt tờ trình về việc trả hồ sơ, đơn vị chức năng liên hệ (qua điện thoại, email, fax hoặc gửi văn bản qua dịch vụ bưu chính) đề nghị tổ chức, cá nhân đến nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa.
c) Hồ sơ thủ tục hành chính chuyển cho Bộ phận Một cửa để trả cho tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Văn bản thông báo về việc trả hồ sơ;
- Phiếu trả hồ sơ (theo mẫu số 09)
- Hồ sơ thủ tục hành chính tổ chức, cá nhân đã nộp, trừ văn bản đề nghị giải quyết thủ tục hành chính (văn bản đề nghị xác nhận đăng ký, đề nghị cấp giấy phép....) có bút phê ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
d) Khi tổ chức, cá nhân đến nhận hồ sơ, công chức Bộ phận Một cửa hướng dẫn đối chiếu thành phần hồ sơ, ký Phiếu trả hồ sơ và bàn giao hồ sơ.
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân không có nhu cầu nhận hoặc quá 12 tháng kể từ thời điểm thông báo về việc trả hồ sơ, nhưng tổ chức, cá nhân không đến nhận thì toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính được tổ chức tiêu hủy theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ thủ tục hành chính chuyển cho Bộ phận Một cửa để trả cho tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Văn bản thông báo về việc trả hồ sơ;
- Phiếu trả hồ sơ: TẢI VỀ
- Hồ sơ thủ tục hành chính tổ chức, cá nhân đã nộp, trừ văn bản đề nghị giải quyết thủ tục hành chính có bút phê ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?