Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm gồm những thông tin nào?
- Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm là gì?
- Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm do ai xây dựng?
- Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm gồm những thông tin nào?
Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm là gì?
Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Hồ sơ nguy cơ): là bản mô tả các vấn đề về an toàn thực phẩm cùng bối cảnh hình thành của chúng nhằm nhận diện những yếu tố của mối nguy hoặc nguy cơ liên quan đến các quyết định quản lý nguy cơ.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm là bản mô tả các vấn đề về an toàn thực phẩm cùng bối cảnh hình thành của chúng nhằm nhận diện những yếu tố của mối nguy hoặc nguy cơ liên quan đến các quyết định quản lý nguy cơ.
Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm gồm những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm do ai xây dựng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Xây dựng Hồ sơ nguy cơ
1. Ban Chuyên trách có trách nhiệm xây dựng Hồ sơ nguy cơ đối với các cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định tại Điều 13 của Thông tư này và cung cấp Hồ sơ nguy cơ tới Hội đồng Chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chuyên trách có trách nhiệm xây dựng hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm đối với các cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định tại Điều 13 của Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT và cung cấp Hồ sơ nguy cơ tới Hội đồng Chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm gồm những thông tin nào?
Hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm gồm những thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Xây dựng Hồ sơ nguy cơ
…
2. Hồ sơ nguy cơ bao gồm các thông tin sau:
a) Mô tả vấn đề an toàn thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ;
b) Thông tin về mối nguy và các thực phẩm có liên quan;
c) Nguyên nhân, cách thức và công đoạn sản xuất mà mối nguy có khả năng xâm nhập vào chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm;
d) Thông tin về các đường lây nhiễm dẫn đến người tiêu dùng bị phơi nhiễm trước mối nguy;
đ) Thông tin về tình hình sản xuất thực phẩm và những hậu quả có khả năng xảy ra (về kinh tế, về sức khoẻ của người tiêu dùng);
e) Các quy định và biện pháp kiểm soát mối nguy trong thực phẩm đang được thực hiện;
g) Đề xuất biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;
h) Đề xuất cặp Mối nguy - Thực phẩm cần thực hiện và lập báo cáo đánh giá nguy cơ;
i) Dữ liệu khoa học còn thiếu có khả năng gây hạn chế hoặc khó khăn cho việc thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;
k) Các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
3. Các thông tin, dữ liệu trong Hồ sơ nguy cơ phải trích dẫn nguồn cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm gồm những thông tin sau:
- Mô tả vấn đề an toàn thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ;
- Thông tin về mối nguy và các thực phẩm có liên quan;
- Nguyên nhân, cách thức và công đoạn sản xuất mà mối nguy có khả năng xâm nhập vào chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm;
- Thông tin về các đường lây nhiễm dẫn đến người tiêu dùng bị phơi nhiễm trước mối nguy;
- Thông tin về tình hình sản xuất thực phẩm và những hậu quả có khả năng xảy ra (về kinh tế, về sức khoẻ của người tiêu dùng);
- Các quy định và biện pháp kiểm soát mối nguy trong thực phẩm đang được thực hiện;
- Đề xuất biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;
- Đề xuất cặp Mối nguy - Thực phẩm cần thực hiện và lập báo cáo đánh giá nguy cơ;
- Dữ liệu khoa học còn thiếu có khả năng gây hạn chế hoặc khó khăn cho việc thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;
- Các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?