Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp đối với thân nhân của người có công với cách mạng là liệt sĩ bao gồm những giấy tờ nào?
Người có công với cách mạng là liệt sĩ được cấp giấy báo tử như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về căn cứ cấp giấy báo tử đối với liệt sĩ như sau:
- Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 17 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh của cơ quan, đơn vị sau:
+ Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng cấp tiểu đoàn hoặc cấp tương đương xác nhận;
+ Người hy sinh là công an nhân dân do Trưởng công an cấp huyện hoặc cấp tương đương xác nhận;
+ Người hy sinh thuộc các cơ quan trung ương do Thủ trưởng cấp vụ hoặc cấp tương đương xác nhận;
+ Người hy sinh không thuộc quy định tại Điểm a, b, c Khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định phải có:
+ Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp;
+ Giấy xác nhận trường hợp hy sinh do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.
- Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định phải có một trong các giấy tờ sau:
+ Kết luận của cơ quan điều tra;
+ Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án;
+ Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can;
+ Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra;
+ Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
- Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.
- Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 17 Nghị định phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập.
- Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 17 Nghị định phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.
- Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 17 Nghị định phải có:
+ Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp;
+ Biên bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng đoàn (đội) quy tập lập.
- Trường hợp chết quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định:
+ Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm hồ sơ thương binh;
+ Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có Bệnh án điều trị (bản sao) và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp huyện trở lên kèm hồ sơ thương binh.
- Trường hợp mất tin, mất tích theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 17 của Nghị định phải có phiếu xác minh (Mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
Trường hợp mất tin, mất tích từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 trở về sau trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, và g Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Trường hợp chết quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 17 Nghị định phải có:
+ Biên bản xảy ra sự việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền;
+ Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
- Những trường hợp hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ trong Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
Ta thấy, liệt sĩ được xét cấp giấy báo tử dựa trên những căn cứ nêu trên.
Người có công với cách mạng
Thân nhân người có công với cách mạng là liệt sĩ chuẩn bị hồ sơ nào để được hưởng trợ cấp?
Theo Điều 6 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ như sau:
- Giấy báo tử.
- Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
- Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
- Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5).
Thân nhân người có công với cách mạng là liệt sĩ được hưởng trợ cấp theo thủ tục nào?
Thủ tục giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sĩ được quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
- Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có đề nghị bằng văn bản của gia đình, họ tộc liệt sĩ, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã và biên bản của Hội đồng y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì người thờ cúng lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm:
+ Chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng);
+ Gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ hoặc bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh và căn cứ vào kết luận giám định để ra quyết định.
Như vậy, trường hợp người có công với cách mạng là người đã mất thì thân nhân của người này thực hiện hồ sơ và trình tự, thủ tục để được hưởng hỗ trợ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tặng các cựu chiến binh Việt Nam nhân ngày 6 12 hay, ngắn gọn? Mục đích của ngày này là gì?
- Mẫu phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Tải bài phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở đâu?
- Kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc phải thành lập công ty cổ phần không?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?
- Viết đoạn văn giới thiệu đồ chơi mà em thích lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?