Hồ sơ dự sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi được đánh giá là hợp lệ khi nào? Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển có những nội dung cơ bản nào?
- Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ đối với đấu thầu rộng rãi căn cứ vào đâu? Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển có những nội dung cơ bản nào?
- Hồ sơ dự sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi được đánh giá là hợp lệ khi nào?
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển về năng lực, kinh nghiệm thực hiện như thế nào?
Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ đối với đấu thầu rộng rãi căn cứ vào đâu? Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển có những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển như sau:
Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Phương pháp chấm điểm được xây dựng trên các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Năng lực, kinh nghiệm về tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.
Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%;
b) Phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện dự án;
c) Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Như vậy, việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển căn cứ phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển.
Phương pháp chấm điểm được xây dựng trên các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển gồm các nội dung cơ bản sau:
- Năng lực, kinh nghiệm về tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.
Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%;
- Phương án sơ bộ triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện dự án;
- Lịch sử tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Hồ sơ dự sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi được đánh giá là hợp lệ khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi được đánh giá là hợp lệ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển như sau:
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
1. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự sơ tuyển
Hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ dự sơ tuyển;
b) Có đơn dự sơ tuyển hợp lệ;
c) Có thỏa thuận liên danh hợp lệ đối với trường hợp liên danh;
d) Hiệu lực của hồ sơ dự sơ tuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển;
đ) Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự sơ tuyển với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
e) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP; không phải là nhà thầu đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
g) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 29 của Luật PPP.
Như vậy, hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung cụ thể theo quy định trên.
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển về năng lực, kinh nghiệm thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển như sau:
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
...
2. Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm
a) Việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; việc xếp hạng nhà đầu tư căn cứ vào số điểm đánh giá. Nhà đầu tư có điểm đánh giá cao nhất được xếp hạng thứ nhất; trường hợp có từ 03 nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 06 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.
3. Trong quá trình đánh giá, trường hợp hồ sơ dự sơ tuyển thiếu tài liệu, thông tin chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, việc làm rõ, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo quy định và thời hạn tại hồ sơ mời sơ tuyển. Việc làm rõ, hoàn thiện hồ sơ dự sơ tuyển không làm thay đổi tư cách và tên nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.
Theo đó, việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển.
Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; việc xếp hạng nhà đầu tư căn cứ vào số điểm đánh giá.
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?