Hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo nhóm tiêu chí nào?
Hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp dự án như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp dự án
1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp dự án (sau đây gọi là hồ sơ dự án) gồm các tài liệu theo biểu mẫu quy định tại Điều 5 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể:
a) Thuyết minh dự án (Biểu B1-2c-TMDA);
b) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký tham gia thực hiện dự án (Biểu B1-4-LLCN);
c) Năng lực thực hiện dự án của tổ chức đăng ký chủ trì dự án (Biểu B1-3-LLTC);
d) Giấy xác nhận phối hợp thực hiện dự án (Biểu B1-5-PHNC) và văn bản pháp lý chứng minh năng lực về nhân lực, kinh nghiệm, trang thiết bị và khả năng tài chính của tổ chức tham gia phối hợp thực hiện dự án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- Thuyết minh dự án;
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký tham gia thực hiện dự án;
- Năng lực thực hiện dự án của tổ chức đăng ký chủ trì dự án;
- Giấy xác nhận phối hợp thực hiện dự án và văn bản pháp lý chứng minh năng lực về nhân lực, kinh nghiệm, trang thiết bị và khả năng tài chính của tổ chức tham gia phối hợp thực hiện dự án.
Hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo nhóm tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp bằng cách thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp dự án như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp dự án
…
2. Hồ sơ dự án gồm 01 bộ hồ sơ gốc được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện và 01 bản điện tử của hồ sơ (dạng PDF). Thời hạn và địa chỉ nộp hồ sơ dự án theo thông báo được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ (trường hợp tuyển chọn) và bằng văn bản (trường hợp giao trực tiếp).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nộp bằng cách thức sau: Nộp hồ sơ gốc được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện và 01 bản điện tử của hồ sơ (dạng PDF).
Hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo nhóm tiêu chí nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về tiêu chí đánh giá hồ sơ dự án như sau:
Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự án
1. Hồ sơ dự án được đánh giá bằng cách chấm điểm theo thang điểm 100 với các nhóm tiêu chí sau:
a) Tổng quan về các vấn đề công nghệ và thị trường của dự án (điểm tối đa 8);
b) Nội dung và phương án triển khai (điểm tối đa 24);
c) Tính mới và tính khả thi của công nghệ (điểm tối đa 12);
d) Khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội dự kiến của dự án (điểm tối đa 16);
đ) Phương án tài chính (điểm tối đa 24);
e) Năng lực thực hiện (điểm tối đa 16).
2. Đối với dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức chủ trì hoặc tổ chức cấp kinh phí có thể vận dụng, Điều chỉnh tiêu chí, thang điểm đánh giá tùy theo đặc thù, yêu cầu của từng dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá bằng cách chấm điểm theo thang điểm 100 với các nhóm tiêu chí sau:
- Tổng quan về các vấn đề công nghệ và thị trường của dự án (điểm tối đa 8);
- Nội dung và phương án triển khai (điểm tối đa 24);
- Tính mới và tính khả thi của công nghệ (điểm tối đa 12);
- Khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội dự kiến của dự án (điểm tối đa 16);
- Phương án tài chính (điểm tối đa 24);
- Năng lực thực hiện (điểm tối đa 16).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?