Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước chuyển Viện kiểm sát gồm những nội dung gì?
- Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước chuyển Viện kiểm sát gồm những nội dung gì?
- Chấp hành viên phải lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án trong vòng bao lâu kể từ ngày có kết quả xác minh đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án?
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án như sau:
Nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án
1. Việc xét miễn, giảm thi hành án phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thời hạn và các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật có liên quan.
2. Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp chi phí liên quan đến việc xét miễn, giảm. Chi phí cho việc xét miễn, giảm thi hành án được lấy từ kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện việc miễn, giảm thi hành án.
Như vậy, theo quy định, việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
(1) Việc xét miễn, giảm thi hành án phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thời hạn và các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật có liên quan.
(2) Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp chi phí liên quan đến việc xét miễn, giảm.
Chi phí cho việc xét miễn, giảm thi hành án được lấy từ kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện việc miễn, giảm thi hành án.
Việc xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước chuyển Viện kiểm sát gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án như sau:
Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án
...
2. Hồ sơ chuyển Viện kiểm sát bao gồm các tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 62 Luật Thi hành án dân sự; văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; bản chụp quyết định giảm nghĩa vụ thi hành án đối với trường hợp đã được giảm một phần nghĩa vụ thi hành án (nếu có).
Đối với hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm được lập khi có căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này thì phải kèm theo đơn đề nghị xét miễn, giảm của người phải thi hành án.
3. Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm thi hành án của người phải thi hành án quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Thi hành án dân sự là một trong các loại tài liệu sau:
a) Chứng từ thu - chi tiền thi hành án (nếu có);
...
Đồng thời, căn cứ Điều 62 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
Cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
1. Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường hợp đề nghị xét miễn, giảm khoản tiền phạt;
2. Bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự;
3. Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án được thực hiện trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn, giảm;
4. Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
5. Ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước chuyển Viện kiểm sát bao gồm:
(1) Bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự;
(2) Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án được thực hiện trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét miễn, giảm;
(3) Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án (nếu có);
(4) Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự;
(5) Bản chụp quyết định giảm nghĩa vụ thi hành án đối với trường hợp đã được giảm một phần nghĩa vụ thi hành án (nếu có).
Lưu ý: Đối với hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm được lập khi có căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC thì phải kèm theo đơn đề nghị xét miễn, giảm của người phải thi hành án.
Chấp hành viên phải lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án trong vòng bao lâu kể từ ngày có kết quả xác minh đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án như sau:
Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác minh, nếu người phải thi hành án đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án, Chấp hành viên lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án, báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự để chuyển Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện kiểm sát theo quy định pháp luật. Việc gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
2. Hồ sơ chuyển Viện kiểm sát bao gồm các tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 62 Luật Thi hành án dân sự; văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; bản chụp quyết định giảm nghĩa vụ thi hành án đối với trường hợp đã được giảm một phần nghĩa vụ thi hành án (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, Chấp hành viên phải lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác minh, nếu người phải thi hành án đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?