Hồ sơ đề nghị thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những gì? Nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên tại đâu?
Hồ sơ đề nghị thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 50/2018/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Tên hiện tại;
- Tên dự kiến thay đổi đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan về đặt tên;
- Lý do thay đổi tên;
(2) Văn bản của ngân hàng mẹ thông qua việc thay đổi tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Hình từ Internet)
Thủ tục thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 50/2018/TT-NHNN thì trình tự, thủ tục chấp thuận việc thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực như sau:
Bước 01: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 50/2018/TT-NHNN gửi Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Bước 02: Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định sửa đổi Giấy phép
Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có quyết định sửa đổi Giấy phép; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Phương thức nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN) quy định về nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung sau đây:
Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi
1. Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt. Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nộp bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Văn bản đề nghị do người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký. Trường hợp ký theo ủy quyền, hồ sơ phải có văn bản ủy quyền được lập phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).
Theo đó, có thể nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng những hình thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính.
Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu muốn thực hiện thay đổi tên thì cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 50/2018/TT-NHNN gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
Ai là người đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật?
Tại Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về việc quản trị, điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Quản trị, điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng nước ngoài quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính và quy định của Luật này về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều hành hoạt động hằng ngày theo quyền, nghĩa vụ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là người đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật và cũng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?