Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
- Trong công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất?
Trong công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
...
3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
...
Và căn cứ theo Điều 22 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp giấy phép.
3. Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi.
4. Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.
5. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa đối với hoạt động tại khoản 7 Điều 13 Nghị định này.
6. Bản sao giấy phép dịch vụ nổ mìn đối với hoạt động tại khoản 9 Điều 13 Nghị định này.
7. Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
a) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
c) Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án;
đ) Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 10 Điều 13 Nghị định này.
Như vậy, trong công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp giấy phép.
- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi.
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.
- Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án;
+ Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt.
Trước đây, hồ sơ này được quy định tại Điều 22 Nghị định 67/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản vẽ thiết kế thi công đối với trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
6. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Như vậy trong công trình thủy lợi thì hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP;
- Bản vẽ thiết kế thi công;
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi;
- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
2. Thời hạn cấp giấy phép:
a) Đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
...
Như vậy trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Thời hạn cấp giấy phép: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất?
Cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất được quy định tại Điều 17 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất được quy định như sau:
- Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trước đây, nội dung này được quy định tại Điều 17 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?