Hồ sơ đầy đủ để cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu có bao gồm bản tự công bố sản phẩm hay không?
- Hồ sơ đầy đủ để cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu có bao gồm bản tự công bố sản phẩm hay không?
- Quy trình cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho hàng hóa xuất khẩu?
Hồ sơ đầy đủ để cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu có bao gồm bản tự công bố sản phẩm hay không?
Hiện nay hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mẫu đơn đề nghị cấp CFS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Như vậy không có quy định thành phần là Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có chứng thực).
Hàng hóa lưu hành tự do (Hình ảnh Internet)
Quy trình cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quy trình cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đầy đủ như nêu trên trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS.
Bước 2: Nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận CFS
Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Ngoài ra trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho hàng hóa xuất khẩu?
Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc thực hiện cấp CFS được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
"Điều 11. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau:
a) Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
b) Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành."
Đồng thời cơ quan trực tiếp cấp CFS thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?