Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký được quy định như thế nào?
- Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
- Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký đối với tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/01/2023) quy định người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:
Trường hợp đăng ký thay đổi
1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Thay đổi bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm do được rút bớt, được bổ sung, được thay thế, được kế thừa do pháp nhân được tổ chức lại, được thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc được xác lập quyền theo quy định của luật, trừ trường hợp pháp luật về tổ chức, hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc chủ thể khác mà pháp luật khác có liên quan quy định về việc không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc họ, tên của bên bảo đảm, thay đổi tên hoặc họ, tên của bên nhận bảo đảm;
b) Bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
c) Bổ sung tài sản mới, tài sản được thay thế mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật và nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
d) Rút bớt tài sản bảo đảm;
đ) Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
e) Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký do lỗi của người yêu cầu đăng ký;
g) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm ban đầu không có nội dung về việc bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai;
h) Trường hợp khác theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký để thay đổi thông tin đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký.
...
Trước đây tại Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/01/2023) quy định về các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký như sau:
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
2. Rút bớt tài sản bảo đảm;
3. Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
6. Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
Theo Điều 32 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/01/2023) quy định hồ sơ đăng ký thay đổi đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:
Hồ sơ đăng ký thay đổi đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02a tại Phụ lục (01 bản chính).
2. Một trong các loại giấy tờ sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):
a) Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đăng ký thay đổi theo thỏa thuận trong văn bản này;
b) Văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ trong trường hợp đăng ký thay đổi do chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ;
c) Văn bản khác chứng minh có căn cứ đăng ký thay đổi đối với trường hợp không thuộc điểm a và điểm b khoản này.
3. Giấy chứng nhận (bản gốc) trong trường hợp tài sản bảo đảm có Giấy chứng nhận.
4. Trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định này thì ngoài giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ đăng ký còn có thêm Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản này đã được cấp Giấy chứng nhận.
Trước đây tại Điều 43 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/01/2023) quy định về hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký như sau:
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất đã đăng ký sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
b) Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này) hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
2. Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên khác với tên ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp, thì việc thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký được thực hiện đồng thời với thủ tục chỉnh lý biến động đất đai (thay đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận).
Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi tên của bên bảo đảm trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp này, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trước khi thực hiện đăng ký thay đổi.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký đối với tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Theo Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/01/2023) quy định thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký đối với tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:
Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất
1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ đăng ký và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào Sổ đăng ký và Giấy chứng nhận thì chứng nhận nội dung đăng ký và thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu yêu cầu đăng ký.
Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được lập theo Mẫu số 08a tại Phụ lục.
2. Trường hợp nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc với hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1, khoản 7 Điều 36 và khoản 3 Điều 37 Nghị định này thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận cả hai hồ sơ; thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi do nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 18 Nghị định này thì bên bảo đảm nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đồng thời với hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trường hợp này Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận cả hai hồ sơ, sau khi hoàn thành thủ tục chứng nhận quyền sở hữu, Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận nội dung về việc tài sản gắn liền với đất đã hình thành được chứng nhận quyền sở hữu tiếp tục được dùng thế chấp.
4. Trường hợp đăng ký thay đổi do rút bớt tài sản bảo đảm thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung xóa đăng ký đối với tài sản được rút bớt vào Sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.
5. Trường hợp chuyển tiếp đăng ký quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện như sau:
a) Trường hợp chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc sang đăng ký thế chấp tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung được đăng ký chuyển tiếp vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai. Thời điểm đăng ký được ghi theo thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản thể hiện trên văn bản chứng nhận đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất;
b) Trường hợp chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc sang đăng ký thế chấp tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung được đăng ký chuyển tiếp vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Thời điểm đăng ký được ghi theo thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản thể hiện trên văn bản chứng nhận đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất;
c) Gửi bản sao Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp thể hiện nội dung quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này và giấy tờ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 Nghị định này cho Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản để thực hiện xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất.
Trước đây tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/01/2023) quy định về thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký như sau:
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, thì trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký và thời điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?