Hồ sơ đăng ký thay đổi chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gồm tài liệu nào?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gồm tài liệu nào?
- Cách ghi mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương như thế nào?
- Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gửi nộp hồ sơ xin gia hạn chỉ định khi nào?
Hồ sơ đăng ký thay đổi chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gồm tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký thay đổi chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gồm tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 40/2013/TT-BCT như sau:
Hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi chỉ định kiểm nghiệm kiểm chứng
1. Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đã được chỉ định khi có thay đổi, bổ sung phạm vi chỉ định phải thực hiện việc đăng ký thay đổi, bổ sung gửi Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi chỉ định gồm:
a) Đơn đăng ký thay đổi, bổ sung cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm nghiệm kiểm chứng trong thời gian được chỉ định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao có chứng thực Quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
d) Tài liệu, hồ sơ kỹ thuật và các quy trình phân tích liên quan đến chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định kiểm nghiệm kiểm chứng (tài liệu có đóng dấu giáp lai của cơ sở kiểm nghiệm đăng ký chỉ định);
đ) Danh sách, hồ sơ trang thiết bị chính, cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu thay đổi, bổ sung (phù hợp nội dung báo cáo năng lực hoạt động cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký thay đổi chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gồm tài liệu sau:
- Đơn đăng ký thay đổi cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng;
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm nghiệm kiểm chứng trong thời gian được chỉ định;
- Bản sao có chứng thực Quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
- Tài liệu, hồ sơ kỹ thuật và các quy trình phân tích liên quan đến chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định kiểm nghiệm kiểm chứng (tài liệu có đóng dấu giáp lai của cơ sở kiểm nghiệm đăng ký chỉ định);
- Danh sách, hồ sơ trang thiết bị chính, cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu thay đổi.
Đăng ký thay đổi chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương (Hình từ Internet)
Cách ghi mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương như thế nào?
Cách ghi mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 40/2013/TT-BCT như sau:
Cấp mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm cấp và quản lý mã số cho các cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được chỉ định để theo dõi quá trình hoạt động và định kỳ đánh giá lại, đánh giá mở rộng.
2. Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng sẽ nhận được mã số trong quyết định chỉ định lần đầu, mã số này sẽ duy trì trong suốt thời gian có hiệu lực của quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng.
3. Mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được ký hiệu như sau:
(số thứ tự)/(năm cấp)/BCT-KNKCTP
Ví dụ: 001/2014/BCT-KNKCTP
4. Cách ghi mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng:
a) Mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm. Trong đó, số thứ tự của mã số cơ sở kiểm nghiệm gồm ba (03) chữ số.
b) Mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được in ở góc trên bên trái phiếu kết quả kiểm nghiệm kiểm chứng. Trên phiếu kết quả kiểm chứng cần ghi rõ các chỉ tiêu đã được chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng.
Như vậy, theo quy định trên thì cách ghi mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương như sau:
- Mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ Times New Roman cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm. Trong đó, số thứ tự của mã số cơ sở kiểm nghiệm gồm 03 chữ số.
- Mã số cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được in ở góc trên bên trái phiếu kết quả kiểm nghiệm kiểm chứng. Trên phiếu kết quả kiểm chứng cần ghi rõ các chỉ tiêu đã được chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng.
Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gửi nộp hồ sơ xin gia hạn chỉ định khi nào?
Cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm được quản lý bởi Bộ Công thương gửi nộp hồ sơ xin gia hạn chỉ định theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2013/TT-BCT như sau:
Hồ sơ đăng ký gia hạn chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng
Trước khi Quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng hết hiệu lực sáu mươi (60) ngày, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng gửi một (01) bộ hồ sơ xin gia hạn chỉ định cho Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đăng ký gia hạn chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Kết quả so sánh liên phòng, thử nghiệm thành thạo đối với chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo tổ chức, kết quả này phải còn giá trị trong 03 năm (bao gồm cả thời gian xin gia hạn);
3. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm nghiệm kiểm chứng trong thời gian được chỉ định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì trước khi Quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng hết hiệu lực 60 ngày, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng gửi 01 bộ hồ sơ xin gia hạn chỉ định cho Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?