Hộ gia đình trổ cửa sổ nhà thì có phải làm đơn xin phép hàng xóm hay không? Có phải xin giấy phép xây dựng không?
Hộ gia đình trổ cửa sổ nhà thì có phải làm đơn xin phép hàng xóm hay không?
Tại Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:
Mốc giới ngăn cách các bất động sản
1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định như sau:
Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.
Theo quy định trên thì trong trường hợp tường nhà của hộ gia đình và tường nhà hàng xóm là riêng biệt thì khi trổ cửa sổ không cần phải xin phép hàng xóm.
Ngược lại nếu đó là tường chung thì hộ gia đình cần làm đơn xin phép và phải được phía nhà hàng xóm đồng ý để được trổ cửa sổ.
Lưu ý: Cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung phải tuân theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Hộ gia đình trổ cửa sổ nhà thì có phải làm đơn xin phép hàng xóm hay không? Có phải xin giấy phép xây dựng không? (Hình từ Internet)
Trổ cửa sổ nhà thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?
Đối tượng cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định như sau:
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
...
Như vậy, dựa theo quy định trên thì việc hộ gia đình trổ cửa sổ nhà không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Trừ trường hợp việc trổ cửa sổ nhà làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực của công trình thì mới phải xin cấp phép xây dựng, sửa chữa theo quy định pháp luật.
Có những loại giấy phép xây dựng nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Có 04 loại giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) cụ thể như sau:
(1) Giấy phép xây dựng mới;
(2) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
(3) Giấy phép di dời công trình;
(4) Giấy phép xây dựng có thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?