Hồ chứa nước được hình thành từ đâu? Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, vừa, nhỏ do ai quyết định?
Hồ chứa nước được hình thành từ đâu?
Hồ chứa nước được hình thành từ đâu thì căn cứ theo Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
3. Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi.
...
Như vậy, hồ chứa nước được hình thành từ đập dâng nước và công trình có liên quan để tích trữ nước.
Hồ chứa nước có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP thì một số từ ngữ liên quan được giải thích như sau:
- Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi.
- Đập, hồ chứa thủy lợi là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ.
- Đập, hồ chứa thủy điện là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là phát điện.
Hồ chứa nước được hình thành từ đâu? Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, vừa, nhỏ do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, vừa, nhỏ do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP thì danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, vừa, nhỏ do các cơ quan sau đây quyết định:
(1) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt;
(2) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định danh mục đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa, nhỏ mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên; Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định danh mục đập, hồ chứa thủy điện lớn, vừa, nhỏ được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Lưu ý: Việc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
(2) Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.
(3) Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu.
(4) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.
Đập, hồ chứa nước được phân loại thế nào?
Việc phân loại đập, hồ chứa nước được quy định tại Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
(a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm (b), điểm (c) dưới đây;
(b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
(c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
(a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm (c) dưới đây;
(b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;
(c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm (c) khoản 1 Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
(a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm (b) dưới đây, trừ đập quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP;
(b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.
Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?