Hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng đối tượng nào? Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất không?
Trục xuất là gì? Hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định về trục xuất như sau:
Trục xuất
1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, có quy định về đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như sau:
Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là cá nhân người nước ngoài có những hành vi vi phạm trong lãnh thỗ Việt Nam, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất không?
Căn cứ tại điểm đ khoản 5, khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định về thẩm quyền của Công an nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định này thì Công an nhân dân có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Hình thức xử phạt trục xuất (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, có quy định về hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như sau:
Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:
a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
c) Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;
d) Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
đ) Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghi trục xuất gồm: Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính; Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm); Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?