Hình thức sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
- Hình thức sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
- Bản sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có giá trị pháp lý ra sao?
- Ai có thẩm quyền sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hình thức sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Các hình thức bản sao được căn cứ theo Điều 9 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Các hình thức bản sao
1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, đơn vị.
2. Sao lục
a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.
3. Trích sao
a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phần II Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP .
Căn cứ quy định trên sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
- Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, hình thức sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
Lưu ý: Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y được thực hiện theo quy định tại Phần II Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Hình thức sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Bản sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có giá trị pháp lý ra sao?
Giá trị pháp lý của bản sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được căn cứ theo Điều 10 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
Giá trị pháp lý của bản sao
Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 9 Quy chế này và quy định của Nhà nước có giá trị pháp lý như bản chính.
Theo đó, bản sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có giá trị pháp lý như bản chính.
Ai có thẩm quyền sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo Điều 11 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền sao văn bản
1. Hình thức sao văn bản từ văn bản giấy sang văn bản giấy và sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy (quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Quy chế này) do Thủ trưởng cơ quan, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, Chánh Văn phòng ký sao.
2. Hình thức sao văn bản từ văn bản giấy sang văn bản điện tử (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Quy chế này) trên Hệ thống QLVB do Văn thư thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.
Căn cứ trên quy định hình thức sao văn bản từ văn bản giấy sang văn bản giấy và sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy (quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Quy chế này) do Thủ trưởng cơ quan, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, Chánh Văn phòng ký sao.
Theo đó, hình thức sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Thủ trưởng cơ quan, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, Chánh Văn phòng ký sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?