Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của những cơ quan, đơn vị nào theo quy định?
Tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam là gì?
Tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được quy định tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động; góp phần xây dựng và phát triển ngành dược, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hỗ trợ cho hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp để mỗi doanh nghiệp đều có lợi ích khi tham gia Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định, tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam là:
(1) Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động; góp phần xây dựng và phát triển ngành dược, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
(2) Hỗ trợ cho hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp để mỗi doanh nghiệp đều có lợi ích khi tham gia Hiệp hội.
Tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của những cơ quan, đơn vị nào theo quy định?
Cơ quan quản lý nhà nước của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hiệp hội có tài sản, tài chính riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, lấy thu bù chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Hiệp hội tổ chức và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, theo Điều lệ của Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
Như vây, theo quy định, Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
Hiệp hội tổ chức và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, theo Điều lệ của Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam có nhiệm vụ gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và phát triển?
Nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam được quy định tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 156/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Nhiệm vụ
1. Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp hội viên hoạt động và phát triển cả về số lượng và chất lượng, hợp tác cùng phát triển.
2. Hỗ trợ để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật:
a) Cung cấp các thông tin thiết yếu, cần thiết về thị trường, giá cả, khoa học công nghệ, pháp lý, số liệu thống kê kinh tế khi tổ chức, cá nhân yêu cầu;
b) Tư vấn cho các doanh nghiệp hội viên trong công tác đầu tư phát triển; môi giới đầu tư, môi giới kinh doanh khi có yêu cầu.
3. Tham gia đào tạo hoặc liên kết với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước có chức năng để đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực dược cho các hội viên theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp hội viên theo quy định của pháp luật.
5. Làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp dược hội viên và cộng đồng xã hội; kiến nghị với Nhà nước về chiến lược phát triền ngành dược Việt Nam, về chủ trương chính sách liên quan đến lĩnh vực dược, các biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp hội viên theo quy định của pháp luật.
6. Làm đầu mối hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên trong công tác xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế; về đầu tư, liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp; tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường; tổ chức hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm chuyên ngành, thông tin, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến có ý nghĩa khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động và phát triển, Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam có nhiệm vụ:
(1) Cung cấp các thông tin thiết yếu, cần thiết về thị trường, giá cả, khoa học công nghệ, pháp lý, số liệu thống kê kinh tế khi tổ chức, cá nhân yêu cầu;
(2) Tư vấn cho các doanh nghiệp hội viên trong công tác đầu tư phát triển; môi giới đầu tư, môi giới kinh doanh khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?