Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội là gì? Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân không?
Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội là gì?
Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội được giải thích theo khoản 1 Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1083/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
Tôn chỉ, mục đích
1. Tôn chỉ: Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nhân Việt Nam hiện đang sinh sống hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội; của các doanh nghiệp và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội, tán thành tôn chỉ, mục đích, nội dung hoạt động của Hiệp hội, tự nguyện gia nhập là hội viên của Hiệp hội.
2. Mục đích: Hiệp hội tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội, phù hợp với quy định của pháp luật; hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng hoạt động giao thương; tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật với các đối tác trong và ngoài nước theo quy định pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nhân Việt Nam hiện đang sinh sống hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội; của các doanh nghiệp và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội, tán thành tôn chỉ, mục đích, nội dung hoạt động của Hiệp hội, tự nguyện gia nhập là hội viên của Hiệp hội.
Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân không?
Tư cách pháp nhân của Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1083/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản tại ngân hàng và tài sản riêng.
2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân.
Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội có quyền hạn gì?
Quyền hạn của Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội quy định ở Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 1083/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
- Tuyên truyền mục đích của Hiệp hội.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo Điều lệ của Hiệp hội và quy định của pháp luật.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. Được tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
- Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với Điều lệ Hiệp hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì Hiệp hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
- Khen thưởng các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội, hội viên, những người làm việc tại Hiệp hội có thành tích xuất sắc trong công tác đóng góp xây dựng Hiệp hội hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?