Hiến xác có cần sự đồng ý của gia đình không? Đã đăng ký hiến xác nhưng đổi ý có quyền hủy bỏ đơn đăng ký không?
Bao nhiêu tuổi thì được đăng ký hiến xác? Hiến xác có cần sự đồng ý của gia đình không?
Hiến xác có thể hiểu đơn giản là việc hiến tặng thi thể của một cá nhân sau khi chết cho mục đích khoa học. Các cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận hiến xác sẽ bảo quản và tiến hành phẫu tích để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu cho sinh viên ngành Y.
So với hiến xác, hiến tạng là hiến tặng một hoặc vài bộ phận cơ thể một cách tự nguyện khi còn sống hoặc sau khi chết. Thực tế, một người có thể đồng thời đăng ký hiến tạng và hiến xác.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau:
Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.
Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền đăng ký hiến xác mà không bắt buộc phải có sự đồng ý của gia đình.
Hiến xác có cần sự đồng ý của gia đình không? Đã đăng ký hiến xác nhưng đổi ý có quyền hủy bỏ đơn đăng ký không? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký hiến xác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về thủ tục đăng ký hiến xác như sau:
Thủ tục đăng ký hiến xác
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.
4. Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến xác; việc tư vấn cho người hiến xác.
Như vậy, người đăng ký hiến xác cần thực hiện theo thủ tục đăng ký quy định trên.
Đã đăng ký hiến xác nhưng đổi ý có quyền hủy bỏ đơn đăng ký không?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 cũng nêu các rõ nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:
Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
3. Không nhằm mục đích thương mại.
4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, tự nguyện là một trong các nguyên tắc đối với việc hiến xác, vì thế người đã đăng ký hiến xác có quyền hủy bỏ đơn đăng ký.
Thủ tục hủy bỏ đơn đăng ký hiến xác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác
1. Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.
2. Cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác của người đã đăng ký hiến;
b) Cấp lại thẻ hoặc thu hồi thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác cho người đăng ký hiến nếu người đó đã được cấp thẻ;
c) Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
3. Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác.
Như vậy, khi muốn hủy bỏ đơn đăng ký hiến xác, người đã đăng ký cần làm đơn đề nghị hủy bỏ và gửi đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.
Khi đó, cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận đó sẽ hủy bỏ đơn đăng ký hiến xác của người đã đăng ký hiến.
Xem Mẫu đơn hủy đăng ký tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?