Hiện nay mức xử phạt hành vi vay vốn nước ngoài nhưng không đăng ký với ngân hàng nhà nước là bao nhiêu?
Có khoản vay trung và dài hạn nước ngoài lâu rồi nhưng chưa đăng ký với ngân hàng nhà nước thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ điểm d và điểm m khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Ký hợp đồng đại lý đối ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đối ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đối ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đối ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đối ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật;
+ Thanh toán công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ không đúng quy định về hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 9 Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định pháp luật có liên quan;
+ Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện một trong các hoạt động: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; phát hành chứng khoán tại Việt Nam của người không cư trú là tổ chức và các giao dịch vốn khác;
+ Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật và các hình thức chi khuyến mại trong hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới bất kỳ hình thức nào dẫn đến tỷ giá mua, bán, quy đổi thực tế vượt biên độ tỷ giá theo quy định của pháp luật;
+ Làm đại lý chi trả ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức kinh tế trở lên không đúng quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
+ Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
+ Ủy quyền, ủy quyền lại cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản chuyên dùng ngoại tệ trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
+ Không thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trong việc cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc thu phí, áp dụng tỷ giá chi trả trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
+ Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện đúng các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên đối với trường hợp của bạn có khoản vay trung và dài hạn nước ngoài lâu rồi nhưng chưa đăng ký với ngân hàng nhà nước bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng vì thuộc các trường hợp trên.
Khoản vay ngân hàng nhà nước
Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Vi phạm quy định về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 62, khoản 1 Điều 70, Điều 81, Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Không duy trì việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Không tổ chức hoặc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên không đúng quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi bầu, bổ nhiệm những người không được cùng đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 34 và khoản 3 Điều 83 Luật Các tổ chức tín dụng.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Bầu, bổ nhiệm những người không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại các khoản 2, 3 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Bầu, bổ nhiệm những chức danh quy định tại khoản 5 Điều 50, khoản 2 Điều 75 Luật Các tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi bầu, bổ nhiệm những chức danh không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Bầu, bổ nhiệm những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Bầu, bổ nhiệm nhân sự không thuộc danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Thay thế các đối tượng được bầu, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm các đối tượng được bầu, bổ nhiệm vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên nếu bạn không tổ chức hoặc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên là trái quy định và sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về ban hành điều lệ, quy định nội bộ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không gửi Ngân hàng Nhà nước một hoặc một số các văn bản quy định nội bộ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Nghị định này;
+ Không gửi Ngân hàng Nhà nước điều lệ, điều lệ được sửa đổi, bổ sung của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Ban hành quy định nội bộ có nội dung không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không ban hành một hoặc một số các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật;
+ Ban hành quy định nội bộ có nội dung không đúng quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ ngay quy định nội bộ không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?