Hiện nay cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước?
- Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước theo quy định?
- Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi nào?
Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước theo quy định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước.
...
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước.
Trưng mua, trưng dụng tài sản (Hình từ Internet)
Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản
...
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản;
b) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn việc sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thanh toán tiền trưng mua tài sản, chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản và người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng theo quy định của Luật này;
d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
Như vậy, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản;
- Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn việc sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thanh toán tiền trưng mua tài sản, chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản và người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng theo quy định của Luật này;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền.
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định cụ thể:
Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Như vậy, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?