Hệ thống xử lý nước thải trên tàu được quy định như thế nào về kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận?
Nước thải trên tàu gồm những loại cụ thể nào?
Căn cứ tiểu mục 1.2.2.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT về hệ thống xử lý nước thải trên tàu có quy định về nước thải trên tàu cụ thể như sau:
"1.2.2.1 Nước thải là:
(1) Nước thải và các phế thải khác lẫn trong nước thải từ các nhà vệ sinh và bồn tiểu trên tàu;
(2) Nước thải từ buồng y tế (phòng khám, phòng điều trị v.v...) thông qua các bồn, chậu rửa và các ống thoát đặt trong các buồng đó;
(3) Nước thải từ các không gian chứa động vật sống; hoặc
(4) Các dạng nước thải khác khi chúng được hòa lẫn với những loại nước nêu trên."
Quy định kỹ thuật đối với hệ thống xử lý nước thải trên tàu được quy định như thế nào?
Hệ thống xử lý nước thải trên tàu (hình từ Internet)
Theo quy định tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT về hệ thống xử lý nước thải trên tàu, quy định kỹ thuật đối với hệ thống xử lý nước thải trên tàu được nêu cụ thể như sau:
"2 QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1 Quy định chung
2.1.1 Các yêu cầu có liên quan ở Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và các bổ sung sửa đổi của nó được áp dụng cho vật liệu, thiết bị, việc lắp đặt và tay nghề công nhân thi công đối với hệ thống xử lý nước thải nêu trong Quy chuẩn này, trừ khi Quy chuẩn này quy định khác đi.
2.1.2 Hệ thống xử lý nước thải phải được chứng nhận thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu ở 2.2 của Quy chuẩn này. Khi hệ thống xử lý nước thải trên tàu hoạt động, dòng thải không được tạo ra chất rắn nổi nhìn thấy được, đồng thời không làm thay đổi màu nước xung quanh.
2.1.3 Đối với việc đáp ứng các tiêu chuẩn nước thải sau xử lý, hệ thống xử lý nước thải được duyệt không nên chỉ dựa vào việc pha loãng nước thải. Trong trường hợp cần bổ sung lượng nước pha loãng (Qd) cho quá trình xử lý thì các chỉ tiêu về hàm lượng giới hạn (mg/l) trong nước thải sau xử lý phải được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ pha loãng bổ sung Qi/Qe có xét đến lượng nước pha loãng.
Đồng thời, với giá trị nêu tại Bảng 1 có tỷ lệ phần trăm giảm, giá trị trung bình nhân của các giá trị phần trăm giảm hàng ngày phải được tính toán bằng cách sử dụng lưu lượng tổng cộng Qi và Qe trong vòng mỗi ngày (24 giờ) thử nghiệm, được tính bằng l/ngày, nhân với trung bình nhân của hàm lượng Ci và Ce tương ứng của ngày (24 giờ) thử nghiệm đó, tính bằng mg/l.
Phần trăm giảm tổng thể với toàn bộ quá trình thử nghiệm n là:
trong đó:
n: là số ngày thử;
s: là số mẫu thử thu thập trong ngày thử thứ n.
2.2 Yêu cầu về nước thải đầu ra
2.2.1 Dòng thải đầu ra từ hệ thống xử lý nước thải và phương pháp xác định phải thỏa mãn như Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1 Tiêu chuẩn nước thải đầu ra và phương pháp xác định
Hệ thống xử lý nước thải trên tàu được quy định như thế nào về kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 100:2018/BGTVT về hệ thống xử lý nước thải trên tàu , quy định về kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận đối với hệ thống xử lý nước thải trên tàu như sau:
"3.1 Quy định về kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận
3.1.1 Hệ thống xử lý nước thải phải được thử nghiệm, kiểm tra và công nhận kiểu.
3.1.1.1 Trình tự công nhận kiểu hệ thống xử lý nước thải được thực hiện phù hợp với quy định nêu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển.
3.1.1.2 Các tổ chức thử nghiệm mẫu nước thải phải đáp ứng quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
3.1.2 Việc thử nghiệm chức năng hệ thống xử lý nước thải phải được thực hiện phù hợp quy định ở 3.2 dưới đây. Việc thử nghiệm phải được tiến hành cả trên bờ và dưới tàu, khi hệ thống xử lý nước thải được thử trên bờ, kiểm tra lần đầu phải bao gồm việc kiểm tra lắp đặt và thử hoạt động. Cơ sở thử nghiệm mẫu nước thải phải lập báo cáo thử nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả thử nghiệm.
3.1.3 Chức năng của hệ thống xử lý nước thải có thể thay đổi đáng kể khi được thử trên bờ bằng cách mô phỏng giống điều kiện dưới tàu, hoặc bằng cách lắp đặt trên tàu nào đó ở điều kiện hoạt động thực tế. Nếu thử trên bờ thỏa mãn tiêu chuẩn nhưng thử trên tàu sau đó không thỏa mãn, để có thể xem xét việc phê duyệt kiểu cho hệ thống xử lý nước thải đó thì chúng phải được xác định rõ nguyên nhân.
3.1.4 Chỉ chấp nhận thử các hệ thống xử lý nước thải với kích thước thật. Có thể chứng nhận một phạm vi kích cỡ hệ thống xử lý nước thải của nhà sản xuất sử dụng cùng nguyên lý và công nghệ, nhưng cần phải xét đến khả năng hạn chế về đặc điểm kỹ thuật có thể xảy ra khi tăng hoặc giảm kích thước. Trong trường hợp hệ thống rất lớn, rất nhỏ, việc chứng nhận có thể dựa trên kết quả thử hệ thống mẫu. Nếu cần thiết, phải thực hiện thử xác nhận khi hệ thống được lắp đặt trên tàu.
3.1.5 Hệ thống xử lý nước thải thỏa mãn Nghị quyết MEPC.227(64)và MEPC.284(70) được coi là thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này."
Như vậy, đối với hệ thống xử lý nước thải trên tàu, pháp luật hiện hành quy định một số tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như quy trình kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?