Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử có những chức năng chính nào theo quy định pháp luật?
- Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử có những chức năng chính nào theo quy định pháp luật?
- Một cá nhân có được cấp nhiều tài khoản đăng nhập Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử không?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc vận hành, sử dụng Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử?
Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử có những chức năng chính nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế quản trị, vận hành Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử ban hành kèm theo Quyết định 283/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về hệ thống E-COPAY như sau:
Hệ thống E-COPAY
1. Hệ thống E-COPAY là phần mềm ứng dụng tập trung, được triển khai, vận hành tại các cơ quan BHXH nêu tại khoản 2 Điều 1 Quy chế này, thực hiện nghiệp vụ thanh toán điện tử song phương giữa các cơ quan BHXH với các NHTM nơi BHXH mở tài khoản, bao gồm các tài khoản tiền gửi, thu phí dịch vụ thanh toán, chi trả các chế độ bảo hiểm và thanh toán khác bằng VNĐ. Hệ thống có những chức năng chính sau:
- Quản lý Hệ thống
- Quản lý Danh mục
- Xử lý lệnh chi
- Xử lý lệnh thu
- Đối chiếu lệnh thanh toán
- Xử lý tra soát
- Sao kê tài khoản
- Nhận bảng kê tính lãi
- Nhận bảng kê tính phí
- Báo cáo
- Đầu tư tự động
2. Hệ thống có kết nối liên thông với một số phần mềm chính như sau:
- Phần mềm KTTT: Chuyển dữ liệu đề nghị thanh toán đi vào hệ thống E-COPAY và nhận dữ liệu thanh toán đến từ hệ thống E-COPAY;
- Hệ thống DMDC: Nhận dữ liệu danh mục.
...
Như vậy, Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử có những chức năng chính sau đây:
(1) Quản lý Hệ thống;
(2) Quản lý Danh mục;
(3) Xử lý lệnh chi;
(4) Xử lý lệnh thu;
(5) Đối chiếu lệnh thanh toán;
(6) Xử lý tra soát;
(7) Sao kê tài khoản;
(8) Nhận bảng kê tính lãi;
(9) Nhận bảng kê tính phí;
(10) Báo cáo;
(11) Đầu tư tự động.
Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử có những chức năng chính nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Một cá nhân có được cấp nhiều tài khoản đăng nhập Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế quản trị, vận hành Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử ban hành kèm theo Quyết định 283/QĐ-BHXH năm 2020 quy định nguyên tắc cấp/thu hồi tài khoản đăng nhập như sau:
Nguyên tắc cấp/thu hồi tài khoản đăng nhập
1. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY. Tại một thời điểm, mỗi người sử dụng chỉ được phân quyền trách nhiệm với một nhóm người sử dụng duy nhất được định nghĩa trên hệ thống E-COPAY.
2. Phó Tổng Giám đốc phụ trách CNTT quyết định việc cấp/thu hồi tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY đối với: Quản trị ứng dụng trung ương; Quản trị ứng dụng tỉnh, Lãnh đạo, chuyên viên Vụ TCKT, Vụ QLQ, Trung tâm CNTT.
3. Giám đốc BHXH tỉnh quyết định việc cấp/thu hồi tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY đối với cán bộ trên địa bàn (ngoại trừ QTUDT).
Như vậy, theo quy định thì mỗi cá nhân chỉ được cấp một tài khoản đăng nhập Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc vận hành, sử dụng Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử?
Căn cứ Điều 20 Quy chế quản trị, vận hành Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử ban hành kèm theo Quyết định 283/QĐ-BHXH năm 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, sử dụng trái phép tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY của người khác để thực hiện các công việc không thuộc chức năng nhiệm vụ của mình trên hệ thống E-COPAY.
2. Cố tình sử dụng tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY được cấp để thực hiện các tác vụ không thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao trên hệ thống E-COPAY hoặc trái với quy định của Quy trình nghiệp vụ.
3. Cố tình sử dụng tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY được cấp để thực hiện các tác nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống; tác động đến các tiến trình, làm ảnh hưởng đến các giao dịch trên hệ thống E-COPAY.
4. Cấp các quyền quản trị hệ thống và phát triển hệ thống ứng dụng cho các đối tượng không đúng theo quy định.
5. Thực hiện các hành động ảnh hưởng đến bảo mật hệ thống, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu, làm ảnh hưởng đến an toàn tài sản.
6. Cho người khác sử dụng tài khoản đăng nhập và mật khẩu để thực hiện các nghiệp vụ trên hệ thống E-COPAY.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc vận hành, sử dụng Hệ thống thu nộp, chi trả bảo hiểm xã hội điện tử (E-COPAY) bao gồm:
(1) Chiếm đoạt, sử dụng trái phép tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY của người khác để thực hiện các công việc không thuộc chức năng nhiệm vụ của mình trên hệ thống E-COPAY.
(2) Cố tình sử dụng tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY được cấp để thực hiện các tác vụ không thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao trên hệ thống E-COPAY hoặc trái với quy định của Quy trình nghiệp vụ.
(3) Cố tình sử dụng tài khoản đăng nhập hệ thống E-COPAY được cấp để thực hiện các tác nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống;
Tác động đến các tiến trình, làm ảnh hưởng đến các giao dịch trên hệ thống E-COPAY.
(4) Cấp các quyền quản trị hệ thống và phát triển hệ thống ứng dụng cho các đối tượng không đúng theo quy định.
(5) Thực hiện các hành động ảnh hưởng đến bảo mật hệ thống, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu, làm ảnh hưởng đến an toàn tài sản.
(6) Cho người khác sử dụng tài khoản đăng nhập và mật khẩu để thực hiện các nghiệp vụ trên hệ thống E-COPAY.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?