Hệ thống thanh toán quan trọng có được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác không?
- Hệ thống thanh toán quan trọng có được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác không?
- Ngân hàng nhà nước kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng dựa theo nguyên tắc gì?
- Thông tin của thành phần đoàn kiểm tra có trong quyết định kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng không?
Hệ thống thanh toán quan trọng có được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác không?
Căn cứ khoản 21 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
20. Hệ thống thanh toán quốc tế là hệ thống thanh toán được thành lập ở nước ngoài và cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
21. Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn so với tổng giá trị thanh toán của các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc
b) Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc
c) Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.
22. Rủi ro hệ thống là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn dẫn đến việc các thành viên tham gia khác cũng không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính khi đến hạn, có lan truyền rủi ro đến các hệ thống thanh toán khác.
…
Theo đó, hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
+Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn so với tổng giá trị thanh toán của các hệ thống thanh toán cùng loại
+Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao
+Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.
Như vậy, hệ thống thanh toán quan trọng được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác.
Hệ thống thanh toán quan trọng có được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng nhà nước kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng dựa theo nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế như sau:
Giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế
1. Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế để góp phần tăng cường đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế.
2. Ngân hàng Nhà nước xác định các hệ thống thanh toán quan trọng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng bằng các biện pháp giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của hệ thống và tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán, các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống.
4. Tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán, thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
5. Các tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm chấp hành các quy định và thực hiện các yêu cầu giám sát của Ngân hàng Nhà nước; ban hành các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống.
Theo đó, ngân hàng nhà nước kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng dựa theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của hệ thống và tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
Thông tin của thành phần đoàn kiểm tra có trong quyết định kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng như sau:
Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng
1. Đơn vị giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại địa điểm làm việc của tổ chức vận hành trong trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu do tổ chức vận hành cung cấp bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp nhưng chưa khắc phục hoặc phát hiện những vấn đề có liên quan đến rủi ro cần thu thập thêm tài liệu, thông tin, dữ liệu.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây: tên tổ chức vận hành, nội dung, thời gian, địa điểm kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; tài liệu, thông tin, dữ liệu yêu cầu tổ chức vận hành kiểm tra báo cáo, cung cấp cho đoàn kiểm tra (nếu cần thiết) và gửi tổ chức vận hành chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến kiểm tra.
3. Tổ chức vận hành có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu.
…
Theo đó, quyết định kiểm tra của Thống đốc ngân hàng nhà nước bao gồm các nội dung sau đây: tên tổ chức vận hành, nội dung, thời gian, địa điểm kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; tài liệu, thông tin, dữ liệu yêu cầu tổ chức vận hành kiểm tra báo cáo, cung cấp cho đoàn kiểm tra.
Như vậy, thông tin của thành phần đoàn kiểm tra sẽ có trong quyết định kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng của Thống đốc ngân hàng nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai tại cấp trung ương năm 2025 thực hiện như thế nào?
- Quy định mới về bên bán bên mua giấy tờ có giá gồm những đối tượng nào? Nguyên tắc mua bán giấy tờ có giá?
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án đầu tư công nào?
- Nội dung sát hạch lái xe trong hình hạng C1 gồm những gì? Được bảo lưu kết quả sát hạch lái xe trong hình hạng C1 bao lâu?
- Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản là trách nhiệm của cơ quan nào thực hiện?