Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?
Hệ thống dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến.
Như vậy hệ thống dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm:
- Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp;
- Hệ thống quản lý học tập trực tuyến;
- Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến.
Dạy học trực tuyến (Hình từ Internet)
Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến
Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến được sử dụng riêng hoặc kết hợp các phần mềm sau đây:
1. Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp
Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp có chức năng tối thiểu sau đây.
a) Giúp giáo viên tổ chức triển khai dạy học trực tuyến trực tiếp để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh;
b) Giúp học sinh tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với giáo viên và những học sinh khác trong cùng một không gian học tập.
2. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có chức năng tối thiểu sau đây:
a) Giúp giáo viên tổ chức lưu trữ, chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến tới học sinh; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh;
b) Cho phép học sinh truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác trong cùng không gian học tập;
c) Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương;
3. Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến
Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến có chức năng của hệ thống quản lý học tập trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều này và công cụ cho phép giáo viên thiết kế nội dung học tập, học liệu dạy học trực tuyến.
Như vậy hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như trên.
Học liệu dạy học trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông có bắt buộc phải được tổ chuyên môn thông qua không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Học liệu dạy học trực tuyến
1. Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: bài giảng đa phương tiện; hướng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu tham khảo, bổ trợ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học liệu dạy học trực tuyến phải phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh; bảo đảm tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Học liệu dạy học trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải được tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt.
Như vậy học liệu dạy học trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải được tổ chuyên môn thông qua.
Và học liệu này cũng phải được người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?