Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước là gì? Chỉ sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước vào mục đích nào?
Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 quy định như sau:
Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước
1. Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước (viết tắt là SAVNET) bao gồm: Trung tâm dữ liệu, tài nguyên mạng của Kiểm toán Nhà nước, hệ thống mạng cục bộ (LAN) tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
...
Theo quy định nêu trên thì hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước (viết tắt là SAVNET) bao gồm: Trung tâm dữ liệu, tài nguyên mạng của Kiểm toán Nhà nước, hệ thống mạng cục bộ (LAN) tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Chỉ sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước vào mục đích nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước
1. Chỉ sử dụng SAVNET phục vụ yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao. Không sử dụng SAVNET vào mục đích:
- Truyền bá tư tưởng, văn hóa mang tính kích động, chống phá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Khai thác, lưu trữ các chương trình giải trí không lành mạnh, các thông tin có nội dung xấu;
- Phát tán virus, gửi thư rác, làm công cụ tấn công SAVNET hoặc các mạng khác;
- Chơi các trò chơi trực tuyến (game online).
2. Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước được truyền tải trên SAVNET phải tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên SAVNET phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về viễn thông, công nghệ thông tin và lưu trữ.
3. Chỉ được phép sử dụng các phần mềm hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng do Trung tâm Tin học cài đặt hoặc Kiểm toán Nhà nước cho phép cài đặt trên các máy tính, máy chủ trong SAVNET.
4. Không tự ý gỡ bỏ kết nối mạng, thay đổi thông số của các thiết bị (tên, địa chỉ mạng,...) gây xung đột tài nguyên trên mạng; không lắp đặt, cài đặt các thiết bị phát sóng không dây (wireless) vào SAVNET khi chưa được sự đồng ý của Trung tâm Tin học.
5. Các đơn vị, CCVC thuộc Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài khoản được cấp để khai thác, sử dụng tài nguyên mạng trên SAVNET theo quy định.
6. Người sử dụng chịu trách nhiệm về các hư hỏng trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho các tài nguyên mạng của Kiểm toán Nhà nước nếu không tuân thủ các quy định quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng SAVNET.
7. Nghiêm cấm sử dụng SAVNET vào các mục đích trái với quy định của Kiểm toán Nhà nước và pháp luật.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì chỉ sử dụng SAVNET phục vụ yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao.
Không sử dụng SAVNET vào mục đích:
- Truyền bá tư tưởng, văn hóa mang tính kích động, chống phá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Khai thác, lưu trữ các chương trình giải trí không lành mạnh, các thông tin có nội dung xấu;
- Phát tán virus, gửi thư rác, làm công cụ tấn công SAVNET hoặc các mạng khác;
- Chơi các trò chơi trực tuyến (game online).
Bên cạnh đó, đối với thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước được truyền tải trên SAVNET phải tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên SAVNET phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về viễn thông, công nghệ thông tin và lưu trữ.
Nghiêm cấm sử dụng SAVNET vào các mục đích trái với quy định của Kiểm toán Nhà nước và pháp luật.
Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước là gì? Chỉ sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước vào mục đích nào? (Hình từ Internet)
Những thông tin nào thuộc danh mục bí mật nhà nước?
Theo Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:
(1) Thông tin về chính trị:
(2) Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu:
(3) Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp:
(4) Thông tin về đối ngoại:
(5) Thông tin về kinh tế:
(6) Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ;
(7) Thông tin về khoa học và công nghệ:
(8) Thông tin về giáo dục và đào tạo:
(9) Thông tin về văn hóa, thể thao:
(10) Lĩnh vực thông tin và truyền thông:
(11) Thông tin về y tế, dân số:
(12) Thông tin về lao động, xã hội:
(13) Thông tin về tổ chức, cán bộ:
(14) Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:
(15) Thông tin về kiểm toán nhà nước:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?