Hệ thống gas LPG tại các trung tâm thương mại có phải kiểm định định kỳ không? Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định định kỳ LPG cần đáp ứng các yêu cầu gì?

Cho em hỏi hệ thống gas LPG cho trung tâm thương mại có phải kiểm định định kỳ không? Thiết bị dụng cụ phục vụ kiểm định định kỳ LPG cần đáp ứng các yêu cầu gì? Và người kiểm định viên trong LPG cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? - Câu hỏi của bạn Tạo đến từ Lào Cai.

Hệ thống gas LPG tại các trung tâm thương mại có phải kiểm định định kỳ không?

Hệ thống gas (LPG) tại các trung tâm thương mại có phải kiểm định định kỳ không?

Hệ thống gas (LPG) tại các trung tâm thương mại có phải kiểm định định kỳ không? (Hình từ Internet)

Về nội dung của anh, Ban Hỗ trợ có rà soát được thông tin tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương:

Phân loại đối tượng kiểm định
Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm:
...
3. Đối tượng kiểm định nhóm C (nhóm C) là hệ thống điều chế, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa sản phẩm dầu khí, khí dầu mỏ (LPG, LNG, CNG), đường ống vận chuyển, phân phối khí dầu mỏ cố định bằng kim loại và đường ống công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền.
4. Đối tượng kiểm định nhóm D (nhóm D) là chai chứa LPG.
...

Theo đó, liên quan đến kiểm định hệ thống khí dầu mỏ hóa lỏng, nếu thuộc hai trường hợp nêu trên thì sẽ tiến hành kiểm định. Anh căn cứ quy định trên và điều kiện thực tế của mình nhằm đối chiếu và xác định.

Thiết bị dụng cụ phục vụ kiểm định định kỳ LPG cần đáp ứng các yêu cầu gì?

Theo quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định về thiết bị dụng cụ phục vụ kiểm định định kỳ LPG phải đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:

Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải có thông số kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu thiết bị, dụng cụ tối thiểu phải có phục vụ hoạt động kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:
a) Đối với nhóm A, B và C
- Bơm thử thủy lực;
- Áp kế kiểm tra các loại;
- Thiết bị đo chiều dày kim loại;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
- Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;
- Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
- Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;
- Thiết bị kiểm định van an toàn;
- Thiết bị đo nhiệt độ.
b) Đối với nhóm D
- Thiết bị thu hồi LPG còn lại trong chai;
- Thiết bị đo chiều dày kim loại;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
- Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;
- Thiết bị tháo, lắp van chai;
- Thiết bị thử bền, thử kín;
- Thiết bị làm khô vỏ chai;
- Thiết bị kiểm tra bên trong chai;
- Thiết bị làm sạch bề mặt;
- Thiết bị kiểm tra van chai;
- Cân khối lượng;
- Thiết bị, dụng cụ đóng số, ký hiệu kiểm định;
- Thiết bị hút chân không;
- Thiết bị thử giãn nở thể tích.

Kiểm định viên kiểm định định kỳ thiết bị nhóm C trong LPG cần phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định về kiểm định viên như sau:

Kiểm định viên
Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Kinh nghiệm và chuyên ngành của kiểm định viên theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:
1. Đối với nhóm A
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 02 năm.
2. Đối với nhóm B và C
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm B, C tối thiểu là 02 năm.
3. Đối với nhóm D
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm D tối thiểu là 02 năm.
4. Đối với nhóm E
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm E tối thiểu là 02 năm.
5. Đối với nhóm G
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm G tối thiểu là 02 năm.
6. Đối với nhóm H
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm H tối thiểu là 02 năm.
7. Đối với nhóm I
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm I tối thiểu là 02 năm.

Như vậy đối với kiểm định viên thiết bị nhóm C thì cần phải có ít nhất là 2 năm kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm B, C

Kiểm định định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống gas LPG tại các trung tâm thương mại có phải kiểm định định kỳ không? Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định định kỳ LPG cần đáp ứng các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định định kỳ
3,054 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm định định kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào