Hành vi thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ bị xử phạt thế nào?
Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về bí mật kinh doanh như sau:
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:
Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Theo quy định trên, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Và bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
+ Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
+ Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Bí mật kinh doanh (Hình từ Internet)
Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh?
Theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh
Theo đó, đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh là những thông tin sau:
+ Bí mật về nhân thân.
+ Bí mật về quản lý nhà nước.
+ Bí mật về quốc phòng, an ninh.
+ Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Hành vi thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 29 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh như sau:
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
2. Ngoài việc bị phạt theo Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, hành vi thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?