Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lý như thế nào?

Tôi muốn hỏi liên quan đến việc mua bán phương tiện thủy nội địa. Cụ thể thì phương tiện thủy nội địa phải được đăng ký lại trong các trường hợp nào? Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lý ra sao? Thời hiệu xử phạt đối với hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên là bao lâu, mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi này quy định như thế nào? Hiện tại văn bản nào đang hướng dẫn những vấn đề này.

Phương tiện thủy nội địa phải được đăng ký lại trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định đăng ký phương tiện như sau:

- Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư này đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.

- Trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương thì việc đăng ký phương tiện được thực hiện như trường hợp có hộ khẩu đăng ký thường trú.

- Phương tiện phải được đăng ký lại trong các trường hợp sau:

+ Chuyển quyền sở hữu;

+ Thay đổi tên, tính năng kỹ thuật;

+ Trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác;

+ Chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa.

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 1 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa bị mất, hỏng được cấp lại khi có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Theo đó trường hợp chuyển nhượng phương tiện thủy nội địa anh cần thực hiện thủ tục đăng ký lại phương tiện.

Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lí như thế nào?

Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lí như thế nào?

Hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa giữa người Việt Nam và người nước ngoài không làm thủ tục sang tên bị xử lý như thế nào?

Trường hợp không thực hiện đăng ký lại thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định 139/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kẻ, sơn, gắn số đăng ký hoặc kẻ, sơn, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định hoặc số đăng ký phương tiện bị che khuất, bong tróc, mất dấu;
b) Không kẻ, sơn, gắn vạch dấu món nước an toàn (dấu mạn khô) của phương tiện hoặc kẻ, sơn, gắn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện không đúng theo quy định hoặc vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện bị che khuất, bong tróc, mất dấu;
c) Không kẻ, sơn, gắn biển ghi số người hoặc kẻ, sơn, gắn biển ghi số người được phép chở trên phương tiện không đúng quy định hoặc biển ghi số người bị che khuất, bong tróc, mất dấu;
d) Không có biển hiệu theo quy định, áp dụng đối với phương tiện chở khách du lịch;
đ) Khai thác, sử dụng phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định;
e) Không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
g) Không mang theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc bản sao có chứng thực và giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (đối với trường hợp phương tiện thế chấp) theo quy định;
h) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng ký phương tiện theo quy định."

Quy định không có phân biệt đối tượng nhận chuyển nhượng là ai, do đó, khi chuyển nhượng cho người nước ngoài mà không thực hiện thủ tục đăng ký lại thì vẫn xử phạt theo quy định trên. Mức xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục sang tên cho người nước ngoài từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt đối với hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên là bao lâu? Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi này quy định ra sao?

Theo Điều 3; khoản 5 và khoản 6 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên như sau:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là 01 năm;

- Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với cá nhân.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán phương tiện thủy nội địa không làm thủ tục sang tên là 01 năm. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức về hành vi này là 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Và thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền xử phạt mức tối đa áp dụng đối với cá nhân.

Phương tiện thủy nội địa Tải về trọn bộ các văn bản về Phương tiện thủy nội địa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương tiện thủy nội địa được phân nhóm như thế nào?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần 10 tấn thì cần đáp ứng điều kiện gì để hoạt động?
Pháp luật
Người lái phương tiện thủy nội địa phải mang theo giấy tờ gì khi làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa là gì? Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
2,716 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào