Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Mục đích nuôi con nuôi theo pháp luật hiện hành là gì?
- Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước là một hành bị nghiêm cấm trong quan hệ nuôi con nuôi?
- Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Mục đích nuôi con nuôi theo pháp luật hiện hành là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Mục đích nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Theo đó, mục đích nuôi con nuôi theo pháp luật hiện hành là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước là một hành bị nghiêm cấm trong quan hệ nuôi con nuôi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Theo quy định trên thì hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước là một trong những hành bị nghiêm cấm trong quan hệ nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
b) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?