Hành vi không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng và không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào đối với những vi phạm về xây dựng?
- Hành vi không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Hành vi không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào đối với những vi phạm về xây dựng?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt như sau:
- Hình thức xử phạt chính:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
+ Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
+ Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
+ Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
+ Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
+ Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
- Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VI Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, ngoài những hình thức phạt chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền thì khi có những hành vi vi phạm về xây dựng còn có thể thêm hình thức phạt bổ sung bao gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Hành vi không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
(1) Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công;
+ Không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
(2) Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục đối với hành vi không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng như sau:
Buộc lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này;
Hành vi không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
(1) Căn cứ khoản 4 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế về nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu;
+ Không có kết quả kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu;
+ Không báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng;
+ Không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng;
+ Để tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thực hiện thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định.
(2) Căn cứ điểm h khoản 8 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục đối với hành vi không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng như sau:
- Buộc bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng và quản lý an toàn trong thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Trên đây là những quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?